Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những nguy hại khi sử dụng tăm xỉa răng mà bạn chưa biết

Khi răng bị tổn thương quá nhiều do thói quen sử dụng tăm để xỉa răng sẽ khiến nướu và chân răng yếu hơn. Nếu tình trạng này tiếp diễn quá lâu còn gây ra hiện tượng chảy máu chân răng cùng một số bệnh về nướu như viêm nướu, sưng nướu

Gây nguy hiểm cho răng, nướu răng

Một trong những lý do tại sao bạn nên ngừng sử dụng tăm ngay lập tức là vì nó có thể gây nguy hiểm cho răng cũng như nướu răng.

Theo boldsky, tăm xỉa răng mà chúng ta dùng hiện nay được làm từ nhựa hoặc gỗ. Thỉnh thoảng dùng một lần thì không sao, nhưng sử dụng thường xuyên và mạnh tay có thể gây nguy hiểm cho cả răng cũng như nướu răng. Điều đầu tiên nên làm là dùng nước súc miệng ngay sau khi ăn hoặc khi thức ăn dính vào khe răng thì dùng chỉ nha khoa.

Mài mòn men răng

Lý do thứ hai không nên dùng tăm xỉa răng là do tăm có thể mài mòn men răng. Khi bạn dùng tăm thọc vào giữa hai răng để loại bỏ thức ăn, nó gây mài mòn và cũng dẫn đến chảy máu. Nếu điều này tiếp tục trong thời gian dài nó có thể gây hại cho toàn bộ răng.

Gây các bệnh về lợi

Sử dụng tăm thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới răng mà còn ảnh hưởng tới lợi. Nếu không được điều trị, điều này có thể dẫn tới những bệnh về lợi không thể khắc phục.

Hơi thở hôi

Sử dụng tăm có thể không loại bỏ được hết những mảnh vụn thực phẩm bám ở các kẽ rang do vậy sẽ gây hôi miệng. Thay vì dùng tăm, bạn hãy dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ thức ăn sạch hơn và không ảnh hưởng tới răng và lợi.

Nhiễm trùng

Đầu nhọn tăm có thể chọc vào lợi làm rách và chảy máu. Vi khuẩn trên tăm và trong khoang miệng từ đó qua vết thương hở đột nhập sâu vào lợi gây viêm và nhiễm trùng.

Thưa răng

Thường xuyên dùng tăm tác động ở cùng một vị trí trên răng trong thời gian dài sẽ tạo ra các lỗ hổng lớn giữa từng chân răng. Những khe răng gây mất thẩm mỹ, thức ăn dễ dàng mắc vào, ảnh hưởng vệ sinh răng miệng.

Làm sạch răng như thế nào cho hợp lý?

Theo khuyến cáo của Bác sĩ Đỗ Mạnh Cường, khoa Răng - Hàm - Mặt thuộc Phòng khám Đa khoa Dr.Binh Teleclinic, tuyệt đối không nên làm sạch răng bằng cách xỉa tăm đồng thời cần hạn chế tối đa việc can thiệp bên ngoài đến bộ nhai.

Cách tốt nhất làm sạch răng mỗi khi ăn xong là vệ sinh răng miệng. Mỗi ngày cần đánh răng ít nhất 2-3 lần, mỗi lần khoảng 3-5 phút. Sau khi ăn, bạn chỉ nên đánh răng sau khi ăn 15-20 phút. Khi vừa ăn xong, môi trường miệng mang tính axit nhiều do nước bọt tiết ra để tiêu hóa thức ăn, nếu đánh răng lúc này rất dễ tổn thương men răng.

Mỗi khi ăn vặt, bạn nên súc miệng thật kỹ. Điều này nhằm giúp loại bỏ vi khuẩn và hơi thở có mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Nếu “ngứa ngáy” muốn dùng tăm, bạn có thể thay thế bằng chỉ nha khoa để lấy phần thức ăn còn bám trong răng, ngăn chặn môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng.

Ngoài ra, bác sĩ Cường khuyến nghị mọi người cần thường xuyên khám răng định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần để có được sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-nguy-hai-khi-su-dung-tam-xia-rang-ma-ban-chua-biet-27096/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY