Bệnh đau dạ dày (đau bao tử) là hiện tượng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương không được chữa trị dẫn đến viêm loét. Người bệnh thường gặp những cơn đau bao tử kéo dài, thường xuyên vào ban đêm và rạng sáng.
Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. 90% những người mắc bệnh đều không cảm thấy hài lòng trong công việc, sinh hoạt, thậm chí là đời sống tình dục. Nếu đau dạ dày không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Viêm dạ dày mãn tính; Loét dạ dày; Thủng dạ dày; Xuất huyết dạ dày; Hẹp môn vị; Ung thư dạ dày.
Những thực phẩm cực tốt cho người bị đau dạ dày:
Cải bắp
Cải bắp là loại rau phổ biến trong mùa đông. Loại thực phẩm này chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Hai chất này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Cà tím
Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy. Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Khoai tây
Khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao. Chất này sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành glucose giúp bảo vệ dạ dày và đường ruột.
Nộm cà, tỏi
Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả. Ngoài ra, cà tím, rau hẹ, củ cải trắng, đậu que, khoai tây, rau cải thìa… cũng là những loại rau củ rất tốt cho người đau dạ dày.
Khoai lang
Khoai lang cũng là một loại thực phẩm tốt cho dạ dày. Chúng giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt... Ăn một lượng khoai lang vừa đủ có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da.
Bí ngô
Trong quả bí ngô có chứa một hàm lượng lớn pectin. Chất này có thể hấp thụ các vi khuẩn và chất độc hại như kim loại nặng trong cơ thể. Ngoài ra, pectin còn có thể bảo vệ dạ dày, làm giảm bớt loét dạ dày.
Măng tây
Ngoài giá trị dinh dưỡng đến từ các loại vitamin P, C, arginine, mannan… có trong măng tây, nguồn chất xơ dồi dào của nó cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.Mầm măng khi còn non là một trong những nơi tập trung nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Dùng mầm măng chế biến thành món ăn hoặc đem sắc lấy nước uống có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường lợi khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi acid.
Rau mùi tây
Đây là loại rau có chứa nhiều vitamin và chất khoáng có khả năng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, nó còn có tính chất kháng viêm, tăng cường sức đề kháng, giảm đau dạ dày và ruột, cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng...
Đối với những người bị bệnh rối loại dạ dày, rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng.
Rau chân vịt
Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt.
Rau chân vịt có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruột và cải thiện đại tiện. Nếu bạn thường xuyên ăn rau chân vịt, gan, ruột và dạ dày của bạn có thể được bảo vệ tốt. Ngoài ra, ăn rau chân vịt thường xuyên có thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện tiêu hóa.
Cần tây
Không chỉ riêng cần tây mà các loại rau quả có màu xanh đậm cũng là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin A, C, K, canxi, axit folic và sắt, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị đau dạ dày tá tràng hay viêm loét.
Nha đam
Không chỉ có công dụng làm đẹp da, thanh nhiệt, kháng khuẩn mà đây còn là loại thực phẩm tốt cho dạ dày. Nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất và khoảng 200 hoạt tính sinh học giúp hạn chế tiết axit dịch vị và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Kết hợp nha đam với nghệ vàng, mật ong có thể điều trị chứng trào ngược dạ dày.
Đau dạ dày kiêng ăn gì?
Người bệnh nên loại bỏ những thực phẩm sau đây ra khỏi thực đơn hàng ngày, tránh làm cho bệnh tình nặng thêm:
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn chua, lên men
Rượu bia, thuốc lá, cafe, đồ uống có gas
Các món ăn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn sống (nên hạn chế)
Quỳnh Hoa
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: