Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thời điểm không nên uống NƯỚC DỪA

Uống nước dừa không không đúng cách và đúng thời điểm có thể gây hại cho cơ thể.

Nước dừa ít calo và chất béo nhưng lại rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như axit lauric, clorua, sắt, kali, magiê, canxi, natri và phốt pho.

Trên thực tế, hàm lượng kali – chất giúp cân bằng điện giải trong nước dừa tươi cao hơn gần gấp đôi lượng kali có trong chuối. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.

Nước dừa được nhiều người ưa chuộng vì mát và có nhiều khoáng chất. Hè đến cũng là thời điểm dừa được bán nhiều dọc các tuyến đường. Mức giá bán khá rẻ 10.000 đồng – 15.000 đồng/quả phù hợp với túi tiền. Chưa kể dừa có thể dùng để làm nhiều loại đồ giải khát các nhau như dừa nước, thạch dừa, kem dừa. Tuy nhiên, uống nước dừa không không đúng cách và đúng thời điểm có thể gây hại cho cơ thể.

Những thời điểm không nên uống nước dừa:

Không uống khi đi nắng về

Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.

Không uống nước dừa vào buổi tối

Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.

Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.

Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa

Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.

Ngoài ra, những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp…, thì không nên dùng nước dừa.

Không uống trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nhiều mẹ bầu cho rằng càng uống nhiều nước dừa thì con càng trắng trẻo, hồng hào tuy nhiên đến giờ đó vẫn chỉ là quan niệm dân gian, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cả.

Trong thực tế, nước dừa được khẳng định là chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Nguy hiểm hơn, nước dừa có tính hàn nên có thể khiến quá trình chuyển hóa cơ thể bị suy giảm, ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ.

Đối tượng nào không nên uống nước dừa?

Theo lương y Bùi Hồng Minh, người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.

Người có nguy cơ béo phì cũng cần hạn chế tối đa loại nước này, người đang trong hành trình giảm cân tốt nhất loại bỏ chúng khỏi chế độ ăn vì uống nước dừa có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…

Nước dừa có thể khiến người mắc bệnh thận, người bị phù ứ nước trong cơ thể trở nên trầm trọng hơn các triệu chứng nên cần phải có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể, tránh những hiệu quả không mong muốn.

Ngoài ra, nước dừa có tính mát, hàn, nhất là nước dừa non, cực không tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu cũng không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.

Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

Các chuyên gia khuyên chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong 1 thời gian dài. Nếu uống tới 2 quả dừa/ ngày sẽ chứa 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.

Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.

Ánh Dương

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-thoi-diem-khong-nen-uong-nuoc-dua-28156/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY