Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những thói quen sinh hoạt vào mùa lạnh tạo điều kiện cho nấm mốc tấn công gia đình

Thói quen phơi hay sấy quần áo ẩm trong nhà, bật lò sưởi liên tục, không sử dụng thông gió… trong trời lạnh sẽ khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, dễ sinh bệnh tật.

Nhiều người nghĩ rằng nấm mốc sẽ khó phát triển hơn vào mùa Đông giá lạnh. Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng.

Vào những ngày lạnh, bạn có xu hướng đóng chặt các cửa, sử dụng máy sưởi/lò sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ… khiến cho không khí trong nhà trở nên ẩm hơn và không thông thoáng. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và nấm mốc có thể gây ra nhiều tác động tới sức khỏe của những thành viên trong gia đình bạn. Một số người nhạy cảm có thể bị dị ứng, gây nghẹt mũi, kích thích cổ họng, ho, thở khò khè, kích ứng mắt và kích ứng da... Thậm chí, với những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đang có các bệnh về phổi mạn tính, nấm mốc còn có thể khiến bệnh của họ trở nên trầm trọng hơn và gây nhiễm trùng nặng trong phổi, do đó, những người này được khuyến cáo nên tránh xa và không nên tiếp xúc với các khu vực có khả năng bị nấm mốc.

 

Có rất nhiều thói quen trong sinh hoạt vào mùa đông khiến ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng ẩm thấp, là điều kiện dễ khiến nấm mốc sinh sôi.

Phơi, sấy quần áo ẩm trong nhà

Những ngày trời lạnh, mưa phùn, nhiều người có thói quen để quần áo trong nhà tránh việc bị ảnh hưởng từ độ ẩm ngoài trời, lâu khô hơn. Tuy nhiên việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng.

Khi quần áo ẩm được phơi trong nhà hoặc được đặt trong máy sấy quần áo sẽ khiến nước bốc hơi và làm cho tăng độ ẩm không khí cho căn nhà. Bởi một bộ quần áo sau khi giặt xong có chứa tới gần 2 lít nước, sấy khô hay phơi khô chúng trong nhà sẽ làm tăng độ ẩm lên 30%.

 

Môi trường ẩm ướt có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm mốc và chúng có thể bị giải phóng ra không khí gây lên chứng nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt ảnh hướng tới những người bị hen suyễn, dị ứng.

Giữ đồ dơ trong phòng

Một cách để hạn chế ẩm mốc trong phòng kín là hạn chế để đồ ẩm ướt hoặc đồ dơ trong phòng dễ gây mốc quần áo, thường xuyên giặt giũ và phơi khi trời có nắng. Không lên giường khi người còn ướt sau khi tắm hoặc có mồ hôi. Phơi quần áo bằng móc, không tụm quần áo dơ ở một chỗ vì nấm mốc mọc rất nhanh. Một số vật dụng khác cũng cần được giặt sạch và giữ khô ráo như là rèm cửa, miếng chùi chân...

Đóng kín cửa thường xuyên

Thói quen đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm này lại khiến độ ẩm trong nhà không được cân đối, gây ô nhiễm không khí, là điều kiện thuật lợi khiến vi rút và nấm mốc gia tăng.

Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.

 

Vì thế, dù trời lạnh nhưng bạn nên mở những cánh cửa ít hút gió nhất để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời được lưu thông. Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.

Không hút ẩm trong phòng

Đặt một số chất hút ẩm phòng dễ kiếm như là bã cà phê, baking soda, trà xanh khô, than hoạt tính… tại vị trí các góc phòng. Việc này sẽ giúp giải quyết vấn đề không khí có độ ẩm cao dễ hình thành nấm mốc và vi khuẩn.

Sử dụng máy hút ẩm trong phòng cũng là một cách hiệu quả nhưng hơi tối kém. Nhiều loại máy điều hòa cao cấp có chế độ hút ẩm, nếu máy điều hòa nhà bạn có chế độ này thì hãy sử dụng nó để giải quyết vấn đề độ ẩm trong không khí.

Dùng nhiệt độ sưởi quá cao

Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng giải pháp sử dụng lò sưởi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.

 

Việc duy trì nhiệt độ phòng quá cao dù đảm bảo ấm áp cho cả nhà nhưng lại dễ khiến không khí trong phòng bị khô. Sự chênh lệch giữa độ ẩm, nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời là nguyên nhân khiến hơi nước ngưng tụ tại các vùng tiếp giáp như tường, kính… Đây chính là cơ hội cho nấm mốc gia tăng, phát triển. Việc tốt nhất nên làm chính là hạ thấp nhiệt độ sưởi, mặc thêm quần áo để giữ ấm cho cơ thể.

Mở cửa phòng tắm sau khi tắm

Sau khi tắm, việc nên làm là mở cửa sổ thông ra ngoài trời của phòng tắm. Bạn có thể ở trong phòng để lau bớt hơi nước, bật quạt thông gió để căn phòng giảm bớt độ ẩm. Mở cửa phòng tắm thông với phòng chức năng khác dễ khiến hơi ẩm tràn ra ngoài. Đây cũng là thói quen dễ khiến nấm mốc sinh sôi. Tuy nhiên, phòng tắm cũng luôn cần giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.

 

Không thường xuyên vệ sinh phòng tắm và bếp nấu

Phòng tắm và nơi nấu nướng là hai khu vực dễ sinh sôi nấm mốc, khí độc nhất trong nhà. Khu vực phòng bếp có bồn rửa thường xuyên sử dụng, phòng tắm cũng có độ ẩm cao hơn các khu vực khác trong nhà. Vì thế, đừng quên bật quạt thông gió, dọn dẹp sạch sẽ hai khu vực này để căn nhà luôn là nơi ấm cúng và an lành cho mọi người khi trở về.

Phong Vũ

Theo Pháp luật đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/nhung-thoi-quen-sinh-hoat-vao-mua-lanh-tao-dieu-kien-cho-nam-moc-tan-cong-gia-dinh-28459/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY