Dưới đây là những thực phẩm cần thiết nên bổ sung cho bà bầu:
1. Thực phẩm giàu đạm và chất béo
Khi mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g protein/ ngày và khoảng 40g chất béo/ ngày. Lượng đạm mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày hầu hết sẽ được thai nhi hấp thụ hết. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ phát sinh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé, do trong quá trình chuyển hóa đạm sẽ sinh ra các chất không tốt cho cơ thể.
Thịt bò là một trong những nguồn cung cấp đạm dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, thịt bò còn chứa chất sắt và các loại vitamin nhóm B, rất tốt cho sự phát triển não của thai nhi.
Cá cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm. Mỗi tuần, mẹ nên đảm bảo có ít nhất 2 bữa cá trong thực đơn dinh dưỡng. Ngoài đạm, omega-3 có trong cá cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển não của bé.
2. Trái cây và rau xanh
Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với các mẹ bầu.
Chất xơ trong trái cây và rau xanh giúp mẹ đối phó với những “tác dụng phụ” khó chịu trong thai kỳ như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, ngăn ngừa sạm da, rạn da,…
Một số loại rau xanh và trái cây các bà mẹ mang thai nên sử dụng như:
- Rau chân vịt, cải bó xôi, súp lơ, xà lách, cải bẹn xanh… là những loại râu xanh chứa một lượng lớn axit folic giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi… không chỉ chứa axit folic mà còn có một lượng lớn vitamin C, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng.
- Bơ: Bơ rất tốt mẹ mẹ và bé vì có thể giảm bớt cơn ốm nghén đồng thời còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B, E, folate.. mà không gây tăng cân cho mẹ.
3. Thực phẩm nhiều tinh bột
Tinh bột có trách nhiệm chính cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Khi có thai, năng lượng ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi.
Tuy nhiên nếu áp dụng một thực đơn nhiều tinh bột, tốc độ chuyển hóa từ tinh bột sang mỡ rất nhanh, do vậy chất dinh dưỡng sẽ tập trung chủ yếu ở mẹ. Đây là nguyên nhân có nhiều trường hợp mẹ tăng cân nhưng thai nhi lại nhỏ.
Đối với nhóm bột đường, mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm có carbonhydrate dạng phức tạp, hạn chế các thực phẩm carbonhydrate đơn giản (sôcôla, khoai tây chiên, nước uống có đường…).
Lý do là vì, carbonhydrate đơn giản sẽ chuyển hóa đường nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể như tiểu đường thai kỳ, thừa cân béo phì…
Một số thực phẩm nhóm tinh bột tốt cho mẹ bầu như: bánh mì, ngô, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt họ đậu…
4. Thức uống
Nước lọc: Bổ dung đầy đủ nước là nguyên tắc quan trọng để duy trì sức khỏe cho tất cả mọi người và dĩ nhiên không trừ phụ nữ mang thai. Nước giúp tái tạo tế bào mới, chuyển giao các chất dinh dưỡng, loại bỏ các độc tố. Ngoài ra, bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể còn giúp thai phụ tránh được hiện tượng táo bón thai kì, giảm các nguy cơ gây mất nước.
Sữa chua: Canxi có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai bởi đây là giai đoạn mà canxi không chỉ giúp xương em bé chắc khỏe mà còn cần thiết để đảm bảo các chức năng cơ và hệ thần kinh của người mẹ được hoạt động bình thường. Vì vậy, thai phụ nên bổ sung khoảng 1200mg canxi (4 bữa ăn) hằng ngày. Một trong những thực phẩm tốt nhất cho mẹ bầu với hàm lượng canxi dồi dào là sữa chua. Với hàm lượng canxi tương đương trong sữa, sữa chua còn cung cấp thêm protein va axit folic, đồng thời các lợi khuẩn trong sữa chua có thể ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa cũng như bệnh nhiễm trùng nấm men (rất phổ biến khi mang thai).
Sữa: Sữa cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo vì trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi.
Tiểu Bùi
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: