Nhận biết loài kiến ba khoang
Kiến ba khoang có thân hình đặc biệt và dễ dàng nhận diện. Thân hình thon, dài giống như một hạt thóc, bụng thon nhọn màu đen, có cánh bay. Chiều dài của kiến ba khoang từ 1-1,5cm, chiều rộng 2-3mm.
Kiến ba khoang có nhiều màu sắc, thường có màu đen và đỏ, trông giống như con kiến. Vì vậy, ngoài tên gọi là kiến ba khoang nhiều nơi còn có tên gọi khác như: kiến hoang, kiến kim, kiến gạo, kiến nhột,…
Ảnh minh họa |
Kiến ba khoang có 3 đôi chân, bụng được chia thành nhiều đốt, kiến ba khoang chạy và bay rất nhanh. Kiến ba khoang có vùng bụng trên, đầu và đuôi có màu đen, vùng bụng giữa màu đỏ hoặc màu cam.
Môi trường sinh sống của kiến ba khoang
Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Chúng xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa và ưa thích ánh sáng đèn ban đêm.
Sau những cơn mưa, nước ngập kiến ba khoang không còn nơi cư trú, nên bay vào trong nhà theo ánh đèn, đậu vào quần áo, khăn mặt, giường chiếu, chăn màn. Kiến ba khoang thường tiết ra chất dịch có thể làm tổn thương da người nếu tiếp xúc với dịch này.
Tác hại của loài kiến ba khoang
Khi bị kiến ba khoang đốt, lượng độc tố của kiến ba khoang truyền sang người qua vết đốt rất bé, chỉ với lượng nhỏ chất độc. Vì vậy mà vùng da bị kiến ba khoang đốt sẽ sẽ nổi lên những bọng nước, đau rát càng gãi vết thương càng lở loét và có thể dẫn tới viêm da nếu không được điều trị kịp thời.
Với những người vô tình đập kiến ba khoang, lượng chất độc là pederin trong loại kiến này khi tiếp xúc với da sẽ lan nhanh và rộng hơn làm cho vùng da bị tổn thương lớn.
Ảnh minh họa |
Kiến ba khoang đốt rất độc, tuy nhiên lượng chất độc này chỉ tiếp xúc với da rất nhỏ vì vậy mà không gây nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó là gây tổn thương da, viêm bỏng da ở những vị trí như vùng đầu mặt, cổ, chân, tay và cả vùng hông lưng.
Thống kê được 70% số dân ở khu chung cư có tiếp xúc với loại côn trùng này. Sau khi tiếp xúc với côn trùng, bệnh nhân thấy ngứa, rát, nóng bỏng tại chỗ, sau 6-12 giờ xuất hiện các đám, vết màu đỏ, hơi nề thành vệt, kích thước từ 1-5cm, rộng 3-4 mm, có bờ viền rõ rệt, có vệt có biến sắc màu tím hồng. Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ
Trúc Đào
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: