Dự án có nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục Giáo dục truyền thông. Tôi được nhận vào vị trí tư vấn hạng mục Giáo dục truyền thông. Làm việc bán thời gian (part time), một nửa thời gian làm cho dự án, một nửa thời gian vẫn làm tại ngành y tế Lâm Đồng.
Hạng mục Giáo dục truyền thông có mục tiêu chính là vận động, thuyết phục các hộ gia đình trong phạm vi thực hiện dự án đồng ý và cộng tác trong việc đấu nối nước thải gia đình (bao gồm cả hầm vệ sinh) vào hệ thống nước thải chung để dẫn đến nhà máy xử lý nước thải, trước khi thải ra môi trường. Đồng thời cộng tác trong việc bảo quản và vận hành hệ thống xử lý nước thải sau này. Ngoài ra hạng mục Giáo dục truyền thông còn rất quan tâm đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe “Sức khỏe trong tầm tay” với việc vận động người dân thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe như: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn, trước khi nấu ăn, sau khi đi cầu; tắm rửa hàng ngày; thu gom rác thải, không vứt rác bừa bãi...
Chính vào thời gian này tôi được biết thông tin: Rác thải nhựa trong lòng đất phải mất ít nhất 500 năm mới được tiêu hủy. Như vậy, chắc chắn thông tin này phải có từ lâu trước đó rồi. Ngày ấy, thông tin này chỉ khiến chúng tôi bàn luận với nhau: “Sao lâu thế, những 500 năm?”. Cho đến nay, rác thải nhựa đã trở thành vấn nạn toàn cầu, liên quan trực tiếp đến mỗi gia đình, mỗi chúng ta.
Rất cảm ơn em học sinh tiểu học đã đề nghị “Ngày khai giảng không bóng bay!”. Rồi tiếp đó có: “Không bao vở bằng vỏ nhựa, ni lông”... Thật có ích biết bao. Thiết nghĩ mỗi chúng ta cần xem mình sẽ bỏ được bao nhiêu đồ dùng bằng nhựa, ni lông và thực hiện chúng.
Ở đây tôi chỉ đề cập đến ống hút nhựa. Không biết từ bao giờ mỗi lần đi họp hay dự hội nghị, tôi đều nhận được chai nước lọc, kèm theo một ống hút nhựa. Các ly nước giải khát cũng thế. Đặc biệt ở các quán giải khát, dù uống tại chỗ hay đem theo đều thấy có một ống hút nhựa. Ban đầu thấy tôi hơi ngạc nhiên: “Cần gì phải có ống hút nhỉ?” Thế hệ chúng tôi và trước đó nữa, làm gì có cái ống hút mà chẳng phải chúng tôi vẫn uống nước từ chai, từ ly dễ dàng đó sao? Mà theo tôi, uống không cần ống hút cũng chẳng kém phần văn minh lịch sự chút nào. Vì thế tôi đều từ chối ống hút nhựa, chỉ bởi một lý do duy nhất: Không cần. Chứ ngày ấy tôi cũng chưa có được ý thức và hành động từ bỏ (và đồ nhựa nói chung) để bảo vệ môi trường như bây giờ.
Bây giờ, ngẫm nghĩ thêm, tôi thấy ở cái thời đã có quá nhiều phương tiện giúp con người bớt hoạt động chân tay, cơ bắp nên người ta mới nghĩ ra thêm cái ống hút, để chỉ việc hút nước từ chai, từ ly vào miệng cho tiện hơn, cho sang chảnh chăng? Thế rồi trở thành một trào lưu, một thói quen. Và đã trở nên phổ biến như chúng ta thấy.
Tuy nhiên, rác thải nhựa đã trở thành vấn nạn toàn cầu, thì chúng ta hãy cùng nhau xem lại vấn đề xem sao? Trước hết về việc dễ hay khó, tôi thấy uống nước từ chai hoặc ly không cần ống hút, không hề khó hơn là có thêm cái ống hút. Tiếp theo về vấn đề vệ sinh, tôi thấy không có hoàn toàn vệ sinh hơn là có ống hút.
Gần đây, tôi được biết có bạn trẻ đã có sáng tạo thay thế bằng ống hút trúc. Trúc dễ phân hủy và không làm ô nhiễm môi trường. Tốt quá. Ống hút trúc không những ở Việt Nam mà còn sang cả nước ngoài. Tuy nhiên giá thành còn cao. Và bao giờ ống hút trúc mới thay thế hoàn toàn được ống hút nhựa? Chi bằng để sớm bị triệt tiêu, mỗi chúng ta hãy bỏ không dùng ống hút nữa, vì 3 lý do:
- Hai là, vô cùng quan trọng, nếu triệt tiêu được thì đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Còn bạn nào chưa thể bỏ được thói quen dùng ống hút, thì hãy dùng bằng trúc hoặc bằng vật liệu (khác nhựa) mà thân thiện với môi trường và hãy nói không với nhựa.
Chủ đề liên quan:
ống hút nhựa