Kết quả phân tích dữ liệu của những bệnh nhân thực hiện nội soi ở Utah từ 1995 đến 2009 cho thấy: Khoảng 6% số bệnh nhân có kết quả nội soi “sạch sẽ” lại mắc bệnh ung thư đại trực tràng sau 3-5 năm.
“Các ca ung thư có thể đã không được phát hiện trong quá trình nội soi, hoặc phát triển đột ngột giữa các đợt nội soi”, Tiến sĩ N.Jewel Samadder- Viện Ung thư Huntsman, Đại học Utah (Mỹ) cho biết.
"Chúng có xu hướng xuất hiện ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng và bệnh nhân có khối u đã được tìm thấy trước đó", ông nói.
Tiến sĩ Samadder cho rằng một số bác sĩ đã không kiểm tra toàn bộ đại tràng, hoặc các bước chuẩn bị nội soi không được đầy đủ nên tầm nhìn của họ bị che khuất; dẫn đến những chuẩn đoán chưa được chính xác.
Điều này thường xảy ra ở các khối u nằm bên phải đại tràng, vốn được hình thành từ các khối u khác nhau. “Những loại polyp phẳng hơn và phát triển nhanh hơn, có thể giải thích tại sao chúng không được nhìn thấy trong khi nội soi”, ông Samadder giải thích.
Các nghiên cứu tương tự của Canada và Đức thậm chí còn đưa ra “Tỉ lệ không phát hiện” cao hơn.
Việc nội soi kiểm soát ung thư đại trực tràng nên được thực hiện 10 năm/lần cho những người từ 50 tuổi trở lên; và 5 năm/lần cho những người có nguy cơ ung thư đại tràng cao, các chuyên gia cho biết.
Vân Anh
Theo news.health.com
Chủ đề liên quan: