Võ Tắc Thiên thường được biết đến với cái tên Võ Mỵ Nương, tên thật là Võ Chiếu. Được biết đến là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc, bà đã để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học. Bà đã trải qua các vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng, nhưng cuối cùng trước khi qua đời đã quay lại với vị trí Hoàng hậu của nhà Đường.
Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ, nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Năm 683, Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này đều không vừa lòng bà. Bà tìm cách phế truất, đầu độc Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự thiết triều với danh nghĩa Thái hậu. Cũng theo sử sách ghi chép lại, Võ Tắc Thiên được cho là đã lần lượt đầu độc, hãm hại các con của mình để nắm quyền và tiếm ngôi.
Tháng 9/690, Võ Tắc Thiên tự xưng là Hoàng đế thánh thần, đổi quốc hiệu thành Chu. Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Từ ngày làm nữ hoàng, bà càng độc ác hơn, ai chống lại bà đồng nghĩa với việc chọn cái ch*t. Con cái bà cũng có thể diệt trừ nếu như họ làm ảnh hưởng tới triều chính và việc nắm quyền hành của bà. Bà không tin vào ai, ngay cả những người ruột thịt.
Tuy rất sủng ái những người được nạp vào hậu cung nhưng cũng không vì thế mà bà dung túng. Vì Võ Tắc Thiên bản tính quyết đoán, bạo tàn nên rất ít bá quan văn võ có ý kiến với bà về việc này. Nổi bật nhất trong đội ngũ mỹ nam hùng hậu của Võ Tắc thiên là hai huynh đệ Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông.
Trương Dịch Chi chính là người quản lý Khổng Hạc Phủ, giúp cho những mỹ nam ở hậu cung ngày càng được nữ hoàng sủng ái, hầu hạ chuyện phòng the và cả đàn hát. Cho đến năm 70 tuổi, nữ hoàng Võ Tắc Thiên vẫn ngày đêm lui đến Khổng Hạc Phủ, khiến các quan trong triều hết sức lo lắng. Họ lo ngại rằng nữ hoàng tuổi đã cao, nếu gặp chuyện chẳng lành thì đất nước sẽ rối loạn.
Và trong suốt triều đại nhà Võ Chu, chỉ có duy nhất một người đàn ông dám đứng lên can ngăn, phản bác lại quan điểm của nữ hoàng, tác động lớn đến Võ Tắc Thiên cũng như tương lai của đất nước đó là Địch Nhân Kiệt - người duy nhất chi phối được Võ Tắc Thiên.
Địch Nhân Kiệt (630 - 700), tự Hoài Anh, còn gọi là Lương Văn Huệ công, là một quan lại của nhà Đường cũng như của triều đại Võ Chu do Võ Tắc Thiên lập ra. Ông từng giữ chức tể tướng thời kỳ Võ Tắc Thiên trị vì. Ông nổi tiếng bởi sự ngay thẳng chính trực và tài năng xuất chúng.
Dưới thời vua Đường Cao Tông, Địch Nhân Kiệt đã được thăng đến chức Đại Lý Thừa, cai quản toàn bộ chuyện lập pháp của đất nước.
Khi Võ Tắc Thiên xưng đế, lập nhà Võ Chu, Địch Nhân Kiệt nhanh chóng được chức quan lớn, tương đương với tể tướng.
Sử sách chép lại, Võ Tắc Thiên thường gọi Địch Nhân Kiệt là “quốc lão” một cách rất thân mật. Nhiều lần Địch Nhân Kiệt còn tranh cãi tay đôi với nữ hoàng mà không lo bị mất đầu. Vì lý do tuổi già, có những lần Địch Nhân Kiệt muốn xin về quê nhưng Võ Tắc Thiên nhất quyết không cho.
Ngoài ra, mỗi lần diện kiến Võ Tắc Thiên, tể tướng nhà Võ Chu cũng không cần phải quỳ lạy. “Nhìn ông quỳ, người trẫm lại thấy đau”, cuốn Tư trị thông giám có chép lại lời nói của Võ Tắc Thiên.
Nữ hoàng cũng lệnh cho các tể tướng khác không được làm phiền ông nếu không có chuyện hệ trọng. Cũng trong năm này, bệnh cũ tái phát nên cuối cùng Địch Nhân Kiệt mất vào mùa thu. Võ Tắc Thiên khi đó vô cùng tiếc thương và nói: "Triều đình từ nay trống không".
Việc Võ Tắc Thiên sủng tín một vị đại thần như vậy khiến trong dân gian có người đồn đại rằng, nguyên nhân nữ hoàng họ Võ sủng ái Địch Nhân Kiệt đến như vậy là vì Võ Tắc Thiên đã yêu thầm Địch Nhân Kiệt. Người ta nói rằng, Địch Nhân Kiệt không chỉ có tài kinh bang tế thế mà còn là một người đàn ông rất điển trai, chính vì thế, Võ Tắc Thiên đã yêu thầm vị tể tướng họ Địch.
Tuy nhiên, dù Võ Tắc Thiên nhiều lần công khai hay ngấm ngầm bày tỏ tình cảm của mình, song đều bị Địch Nhân Kiệt cự tuyệt. Mặc dù vậy, cả đời Võ Tắc Thiên vẫn dành tình cảm cho Địch Nhân Kiệt. Do đó, Địch Nhân Kiệt mới có thể hai lần ngồi lên chiếc ghế Tể tướng. Địch Nhân Kiệt với khả năng phá án và tài năng của một Tể tướng là nhân vật có thực trong lịch sử.
Còn chuyện tình giữa Võ Tắc Thiên và Địch Nhật Kiệt có thực hay không thì cho tới nay không cuốn chính sử nào có thể chứng minh được. Thế nhưng, điều đó cũng không có nghĩa nó không thể không có thực.