Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ở trong nhà cứ tưởng đỡ ô nhiễm hơn ngoài trời, phát hiện mới về các chất ô nhiễm trong nhà sẽ khiến nhiều người kinh sợ

Các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí trong nhà do nhiên liệu sinh ra hoặc quá đông đúc, hoặc khói thuốc lá cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ.

Đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến chúng ta phải dành nhiều thời gian hơn ở trong nhà để hạn chế sự lây lan. Mặc dù ở trong nhà có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nhiễm bệnh do Covid-19, tuy nhiên, bạn cũng cần hết sức chú ý đến môi trường ô nhiễm trong nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

Nhiều người không biết rằng mặc dù chúng ta có thể an toàn trước các chất ô nhiễm ngoài trời, nhưng có một số chất gây dị ứng trong nhà cũng sẽ khiến chúng ta dễ bị dị ứng nghiêm trọng.

Tác động của các chất ô nhiễm trong nhà đến sức khỏe hệ hô hấp

Hầu hết mọi người thường tin rằng quét, lau dọn và hút bụi là đủ để làm cho ngôi nhà sạch sẽ và chống dị ứng. Có rất nhiều dấu vết của bụi bẩn bao gồm chất gây dị ứng do gián, mạt bụi, chó, mèo, nấm mốc, vi khuẩn và các loại nấm thường hiện diện trên các bề mặt nơi chúng ta ăn, ngồi, chơi hoặc ngủ. Tuy nhiên, các phương pháp làm sạch truyền thống không thực sự giúp loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn.

Đa số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn xuất hiện các triệu chứng khi họ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp quần áo trong tủ hoặc khi họ nhận thấy nấm mốc trong những ngày nồm ẩm.

Theo các chuyên gia y tế, đa số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn xuất hiện các triệu chứng khi họ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp quần áo trong tủ hoặc khi họ nhận thấy nấm mốc trong những ngày nồm ẩm. Mạt bụi, lông vật nuôi, khói và mùi từ nhà bếp kém thông gió là những tác nhân phổ biến làm trầm trọng thêm triệu chứng, kích hoạt các cuộc tấn công và tất cả đều liên quan đến môi trường trong nhà.

Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy một số phát hiện gây sốc. Hầu hết các ngôi nhà đều có sự xuất hiện của các chất gây dị ứng do côn trùng, chó và mạt bụi. Các chất gây dị ứng từ mạt bụi và gián là những tác nhân phổ biến gây ra các triệu chứng dị ứng, hen suyễn quanh năm.

Một số loại nấm mốc thường phát triển ở những khu vực ẩm ướt trong nhà và xe hơi trong điều kiện nóng ẩm gây ra dị ứng. Nghiên cứu cho thấy, các nguy cơ sức khỏe đối với trẻ sơ sinh từ các chất ô nhiễm trong nhà có thể lớn hơn 100 lần so với người lớn.

Không chỉ vậy, không khí trong nhà cũng có thể chứa vô số chất, từ các hạt như bụi, chất gây dị ứng, khí, VOC, NO2 và benzen. Những chất này được biết đến với khả năng gây ra các vấn đề về hô hấp và tim mạch. Chúng cũng gây kích ứng mắt, cổ họng và da dẫn đến các phản ứng dị ứng khác nhau. Tiếp xúc lâu dài với mức độ bụi cao sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và những người có sẵn các bệnh về hô hấp và tim.

Nên áp dụng các biện pháp làm sạch hiệu quả hơn để hạn chế tối đa tác hại của chất ô nhiễm trong nhà.

Một số biện pháp hạn chế tác động của ô nhiễm trong nhà

Để hạn chế tối đa tác hại của chất ô nhiễm trong nhà đến sức khỏe, bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng, mọi người nên áp dụng các biện pháp làm sạch hiệu quả hơn. Hãy tạo thói quen dọn dẹp thường xuyên để loại bỏ từng phần các chất ô nhiễm, làm cho ngôi nhà của chúng ta không chỉ hạn chế mầm bệnh mà còn là nơi an toàn nhất.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên, hút bụi thường xuyên, tăng cường thông gió và mở cửa sổ để loại bỏ bụi và các chất gây dị ứng. Bên cạnh đó là việc thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà để kịp thời thực hiện các biện pháp vệ sinh phù hợp.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/o-trong-nha-cu-tuong-do-o-nhiem-hon-ngoai-troi-phat-hien-moi-ve-cac-chat-o-nhiem-trong-nha-se-khien-nhieu-nguoi-kinh-so-30364/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY