Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Phật giáo có tin công dụng của lễ cầu siêu cho vong linh hay không?

Phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. Thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu.

Không cần phải nói, phật giáo tin tưởng ở tác dụng của cầu siêu. thế nhưng, tác dụng ấy có giới hạn nhất định. cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. vì thời gian chủ yếu để tu thiện làm thiện là thời gian khi người đang còn sống. sau khi người ch*t rồi, chính người sống tổ chức lễ cầu siêu cho người ch*t và hồi hướng công đức tu thiện làm thiện của mình cho người ch*t. kinh địa tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã ch*t.

Đồng thời, Phật giáo chính tín, đối với phương thức lễ cầu siêu, có quan niệm hơi khác với tập tục dân gian. Nói siêu độ là nói độ thoát cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui, là dựa vào cảm ứng của nghiệp lực tu thiện của bạn bè, gia thuộc người ch*t, chứ không phải do một mình tác dụng tụng kinh của tăng ni. Đó là sự cảm ứng do phối hợp nghiệp thiện của người tổ chức siêu độ và sự tu trì của người tụng kinh (chú 3).

Do đó, phật giáo chính tín cho rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải là tăng ni mà là gia thuộc của người ch*t. gia thuộc người ch*t, trong giờ phút lâm chung, nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp ch*t, cúng dường tam bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp ch*t hiểu rõ, đó là làm công đức hộ cho anh ta, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người ch*t. đó là do sự cảm ứng của một niệm thiện nghiệp, do tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người ch*t hướng tới cõi lành. đó không phải là mê tín, đó là đạo lý tâm thiện hướng tới cõi thiện. nếu khi người thân đã ch*t mà con cháu, gia thuộc có lòng thành kính thiết tha, tổ chức trai tăng, bố thí, làm điều thiện lớn, tỏ lòng hiếu thảo khẩn thiết cũng có thể có cảm ứng, giúp cho vong linh được siêu linh cõi thiện.

    Xem : Lịch âm hôm nay ngày bao nhiêu - Xem Lịch Vạn Niên - Bói Bài Hàng Ngày - Tử Vi Hàng Ngày - Lịch âm năm 2021

Thế nhưng, tác dụng không bằng việc làm khi người đang còn sống, chưa ch*t. Khi người con có lòng hiếu chí thành, như khi Bồ Tát Địa Tạng, để cứu mẹ mà phát lời nguyện đại bi, nguyện vì để cứu mẹ mà đời đời kiếp kiếp sẽ cứu độ chúng sinh ra khỏi biển khổ. Dựa vào sức mạnh của lời nguyện vĩ đại ấy, mà cảm thông được với người ch*t, giúp người ch*t giảm bớt hay trừ bỏ được tội ác. Đó không phải là mê tín, mà là sự cảm thông của lòng hiếu vĩ đại, của tâm nguyện vĩ đại, khiến cho tâm lực và nguyện lực của người siêu độ hòa nhập và cảm thông với nghiệp lực của người siêu độ, cả 2 thông suốt cùng một khí, nhờ vậy, mà người ch*t được siêu độ.

Vì vậy đối với Phật giáo chính tín, con cái gia thuộc nếu muốn cứu độ người ch*t, thì nên làm các việc như cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, chứ không nhất thiết phải mời Tăng Ni đến tụng kinh. Tăng Ni khi được cúng dường, thì chỉ chú nguyện cho thí chủ mà thôi. Vì Tăng Ni tụng kinh là công việc làm hàng ngày của họ trong các khóa lễ, tụng kinh là một phương pháp tu hành, mục đích của tụng kinh không phải là để siêu độ người ch*t. Thí chủ cúng dường chư Tăng là để cho chư Tăng có thể tu hành và đạt mục đích của tu hành. Phật giáo tuy có nói tụng kinh để siêu độ người ch*t, nhưng đó là hy vọng mọi người đều tụng kinh. Chỉ trong trường hợp mình không biết tụng kinh hay là tụng kinh quá ít, mới thỉnh Tăng Ni tụng kinh thay cho mình.

Thực ra, chức năng của tăng ni là duy trì đạo phật ở thế gian, lấy phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người ch*t. công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin phật pháp và tu hành phật pháp, cho nên không phải chỉ có tăng ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người ch*t mới tụng kinh. hơn nữa, thời hạn siêu độ tốt nhất là trong vòng 49 ngày. bởi vì, phật giáo tin rằng, chỉ trừ những trường hợp như người có phúc nghiệp lớn, ch*t thì tái sinh ngay ở sáu cõi trời dục giới, hay là những người tu định có kết quả, khi ch*t thì tái sinh ở các cõi trời thiền định, hay là người có ác nghiệp nặng, ch*t thì đọa địa ngục lập tức; còn thì đối với người bình thường mà nói, ch*t xong còn trải qua thời gian 49 ngày chờ đợi cho nghiệp duyên chín mùi mới quyết định tái sinh ở cõi nào.

    Xem thêm: Xem ngày tốt xấu - Tử Vi 12 Con Giáp - Xem tuổi làm nhà - Xem tuổi vợ chồng

Nếu trong thời gian này mà con cái, thân nhân biết lấy công đức cúng dường tam bảo, bố thí kẻ nghèo để hồi hướng cầu siêu độ thì người ch*t, nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ mà được sinh lên cõi thiện (trời, người) và được siêu độ. nếu để qua 49 ngày mới tổ chức cầu siêu thì chỉ có thể tăng thêm phúc đức cho người đó, chứ không thể ảnh hưởng gì đến hướng tái sinh của họ nữa.

tuy nhiên, cũng có ngoại lệ, trong trường hợp người thân bị ch*t oan, ch*t thê thảm, do oan trái chưa trả cho nên có thể sinh ở cõi quỷ, và tiếp tục vòi vĩnh, đòi hỏi đối với người. thông thường, người ta gọi đó là quỷ ám. trong trường hợp đặc biệt này, thì cần có tụng kinh siêu độ (nghĩa là thuyết pháp cho quỷ nghe để cho quỷ rõ hướng đi). nhờ phật lực giúp cho vong linh tái sinh ở cõi thiện. phật giáo thường gọi cõi quỷ là ngã quỷ (quỷ đói), cho nên thường dùng mật pháp (như trì chú biến thực, thí thực) để giúp đỡ, tạo ra tác dụng lớn, đặc biệt là đối với loại quỷ lành. công việc phật sự đặc biệt này, các tôn giáo khác, kể cả thần giáo đều không biết.

    Xem thêm: Xem bói ngày sinh - Xem bói tên - Xem bói tình yêu theo tên - 12 Cung Hoàng Đạo

Đương nhiên, những điều nói trên đây đều là nói theo lập trường đạo Phật. Ở Trung Quốc, người mời Tăng Ni đến tụng kinh siêu độ, đôi khi không phải là Phật tử mà lại là nho gia chính cống. Như gần đây, có ông Đường Quân Nghị vốn là một tân nho danh tiếng, khi mẹ ông ch*t, ông qua Hương Cảng làm Phật sự, và đặt linh vị mẹ tại chùa Phật. Ông than rằng, trong việc này, triết học của ông tỏ ra bất lực. Ông vẫn giữ quan niệm tế như tại (tế người ch*t như là tồn tại trước mặt) của Nho gia để tự an ủi mình. Những trường hợp như vậy rất nhiều. Khuyến khích họ làm việc đó theo đúng quan niệm Phật giáo thực ra không phải là dễ. Và đó cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho Phật giáo vậy.

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Tác giả: Tiểu Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/phat-giao-co-tin-cong-dung-cua-le-cau-sieu-cho-vong-linh-hay-khong.html)

Chủ đề liên quan:

cầu siêu Phật pháp vong linh

Tin cùng nội dung

  • Không coi trọng bản thân mình hơn người khác, đây cũng là một loại tu dưỡng, là một loại cảnh giới, phong độ. Người có được phong thái này ắt là có sự hiểu biết sâu rộng về kiếp nhân sinh, về giá trị của cuộc đời.
  • Một trong những biệt tài thuyết pháp của Thế Tôn là dùng hình ảnh để ví dụ minh họa cho thính chúng dễ hiểu, dễ cảm nhận vấn đề Ngài muốn nói. Có những triết lý sâu xa, tinh tế khó có thể diễn tả cũng như lãnh hội bằng ngôn ngữ, văn tự nhưng hình ảnh ví dụ lại có thể khai thông bế tắc ấy một cách dễ dàng.
  • Sư thuyết pháp và nói về nhân quả nghiệp báo, Đảo vô cùng hổ thẹn và lo sợ. Về sau, Bạc Đảo bị bệnh hủi, rất đau đớn. Thôi Hạo và thiên sư lần lượt cũng mắc bệnh nan y đó
  • Giữa lúc tưởng chừng như đen tối và bế tắc nhất, Hạnh Phúc tìm đến đạo Phật như một sự “cứu rỗi”. Ánh sáng của Phật pháp đã giúp Hạnh Phúc vượt qua biến cố và thay đổi cách sống.
  • Các cặp vợ chồng hiếm muộn thường băn khoăn muốn tìm những ngôi chùa linh thiêng để cầu con.
  • Hôm nay hội đủ duyên lành, lichvannien365 chúng tôi sẽ chia sẻ với quý vị về những điều mà Đức Phật đã chỉ dạy, nhằm giảm bớt những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời và tiến đến con đường hạnh phúc, giác ngộ giải thoát.
  • Ngày lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật, cùng với lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Trước năm 1959, các nước thường tổ chức lễ Phật đản vào ngày 8/4 âm lịch.
  • Tất cả mọi hiện tượng xấu tốt trong hiện tại đều phát xuất từ nghiệp cảm của chúng sanh. Chúng sanh biết tu tập, hàm dưỡng nội tâm, dùng năng lượng tích cực hướng đến tha nhân, muôn vật, môi trường,thì sẽ chiêu cảm cảnh an lành, tốt đẹp.
  • Phật giáo kể lại năm xưa có một người tất tín Phật nhưng lận đận công danh ứng thí 10 năm ròng mà không đỗ Anh ta rơi nước mắt
  • (MangYTe) - Tập truyện ngắn “Người khách kỳ dị” của nhà văn Ma Văn Kháng tiếp tục là dòng chảy cho cảm hứng bất tận của tác giả về những đề tài vốn đã trở thành thế mạnh trong bút lực của ông.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY