Rối loạn sắc tố da là gì?
Rối loạn sắc tố da thường được biểu hiện dưới hai hình thức: tăng sắc tố da và giảm sắc tố da.
- Tăng sắc tố da hơn bình thường mà biểu hiện của nó là sự xuất hiện của những đốm nâu với mức độ từ nhạt tới đậm, nhỏ tới to, rời rạc hay liên tục. Nếu xuất hiện trên mặt gọi là nám, còn ở những nơi khác trên cơ thể gọi chung là sạm da.
- Giảm sắc tố da hơn bình thường (bệnh bạch biến) được thể hiện bằng những đám nhạt màu hoặc mất màu so với làn da bình thường có thể gặp ở da hoặc niêm mạc.
Nguyên nhân rối loạn sắc tố da
Đối với tăng sắc tố da (ở mặt, tay), nguyên nhân là do ánh sáng mặt trời, tiếp đến là do nội tiết trong cơ thể, và có thể do rối loạn chuyển hóa: chẳng hạn những bệnh nhân bị bệnh Addison do rối loạn chuyển hóa một số ion trong cơ thể, gây tổn thương tuyến thượng thận làm sạm da ở những vùng như nách, bẹn. Và một nguyên nhân nữa là do yếu tố chủng tộc, nòi giống (di truyền).
Đối với giảm sắc tố da: Với bệnh bạch biến thì chưa được biết rõ lắm, ngoài ra còn có một số trường hợp giảm sắc tố trên da do một số bệnh khác như lang ben, hay bị sẹo phỏng hoặc do bôi một số hóa chất như Corticoid, thủy ngân (có trong kem làm trắng da, một số thuốc trị bệnh).
Phương pháp điều trị
Bạn hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn các cách chữa trị cụ thể nhất. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn thuốc bôi ngoài da để làm giảm các vết sắc tố da của bạn. Nếu như không thuyên giảm, bác sĩ có thể khuyên bạn làm các phương pháp như:
- Peels: làm sáng vùng da tối màu
- IPL liệu pháp: Dòng ánh sáng chỉ nhắm vào các đốm sắc tố và tiêu diệt chúng.
- Laser liệu pháp: tái tạo bề mặt da.
Đắp các loại mặt nạ thiên nhiên cũng góp phần làm da trắng sáng và có thể thực hiện tại nhà.
- Dầu tầm xuân.
- Dưa leo.
- Nước cốt chanh.
- Nha đam.
Thanh Quế
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: