Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Rùng mình không kiểm soát - Vì sao?

Rùng mình không kiểm soát thường do nhiệt độ lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ớn lạnh khác.

Do lượng đường trong máu thấp

Đường huyết dưới mức bình thường có thể gây ra sự run rẩy được đi kèm với chóng mặt, đổ mồ hôi, đau đầu và nhịp tim nhanh. Tình trạng này còn được gọi là hạ đường huyết, phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường phụ thuộc insulin. Việc vô tình sử dụng quá liều insulin có thể dẫn đến giảm nhanh lượng đường trong máu. Các nguyên nhân khác của hạ đường huyết bao gồm bỏ bữa, lạm dụng rượu, tập thể dục quá mức và lượng carbohydrate thấp.

Cách xử trí: Ăn một bữa ăn nhẹ có chứa đường để nhanh chóng tăng mức đường trong máu hoặc để ngăn ngừa các triệu chứng hạ đường huyết trở nên tồi tệ hơn.

Nhiễm virut hoặc vi khuẩn đường hô hấp gây viêm phế quản có thể dẫn đến những cơn run rẩy được, ho, đau ngực và các vấn đề về hô hấp khác.

Điều trị: Cần điều trị nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tiết dịch đường hô hấp bằng cách uống nhiều nước, tránh các chất gây kích ứng và dùng Thu*c.

Rùng mình có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của mất nước cấp tính. Trong tình huống này, cơ thể bạn cố gắng duy trì nhiệt độ bình thường và nó trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ của môi trường xung quanh, dẫn đến run rẩy không kiểm soát. Điều này thường thấy ở những người sau tham gia marathon do mất nước nghiêm trọng. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, chuột rút, nước tiểu ít và sẫm màu, buồn nôn.

Cách xử trí: Phục hồi cân bằng chất lỏng bằng cách uống nhiều nước. Bạn có thể pha chất điện giải với nước uống để khôi phục lại sự cân bằng điện giải trong máu.

Đôi khi bạn có thể cảm thấy một cảm giác lạnh không giải thích được trong mùa hè, gây ra sự run rẩy không kiểm soát, kèm theo yếu đuối hoặc mệt mỏi. Điều này có thể là do thiếu máu do thiếu sắt. Bệnh nhân trải qua sự run rẩy không liên tục và có bàn tay hoặc bàn chân lạnh.

Điều trị: Uống bổ sung sắt để điều trị thiếu máu do thiếu sắt. Những chất bổ sung này phải được dùng trong bữa ăn và được sử dụng với vitamin C để tăng sự hấp thụ.

Đột nhiên run rẩy mà không sốt có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Một số bệnh nhân có thể bị sốt và ớn lạnh. Bên cạnh việc run rẩy không kiểm soát, người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy, nôn mửa và co thắt ruột.

Điều trị: Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng được cải thiện trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, các đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải. Để tránh điều này, hãy uống đủ lượng nước có chất điện giải. Tư vấn hoặc đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn.

Một số loại Thu*c theo đơn, đặc biệt là khi dùng ở liều cao, có tác dụng phụ, bao gồm run ngay cả khi không sốt.

Cách xử trí: Hỏi bác sĩ về việc điều chỉnh Thu*c nếu chúng gây ra tác dụng phụ như run rẩy.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như đi tiểu buốt và ớn lạnh không liên tục. Nếu nhiễm trùng lan đến thận, bệnh nhân cũng có thể bị sốt và run rẩy không kiểm soát.

Điều trị: Nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn phải được điều trị bằng kháng sinh và do bác sĩ thăm khám, kê đơn.

Nhiễm ký sinh trùng dù là phổ biến, nhưng nếu bạn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn có thể không gặp phải các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng miễn dịch yếu, bạn có thể gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, sưng hạch, sốt và ớn lạnh tái phát.

Điều trị: Các trường hợp nhiễm ký sinh trùng nặng, đặc biệt ở những người có chức năng miễn dịch thấp cần điều trị kịp thời. Đi khám để được làm các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng.

Bên cạnh sức khỏe thể chất, sự run rẩy khi không có sốt có thể xảy ra khi bạn bị quá tải với các vấn đề về cảm xúc như rối loạn lo âu hoặc các cơn hoảng loạn. Điều này có thể đi kèm với khô miệng, hồi hộp và hạ nhiệt độ cơ thể.

Cách xử trí: Các kỹ thuật thư giãn như thiền và yoga có thể giúp làm dịu tâm trí của bạn và giảm bớt lo lắng.

Rối loạn tuyến giáp như suy giáp có thể gây run. Tuyến giáp là một tuyến sự trao đổi chất hoặc lượng năng lượng cơ thể. Tuyến giáp hoạt động kém hoặc suy giáp có thể gây ra các triệu chứng như run rẩy, tiêu chảy và sợ lạnh.

Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể đóng một vai trò trong chứng run. Vitamin này rất quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng thần kinh. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra sự run rẩy không kiểm soát, mặc dù không phổ biến.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, tốt nhất là ngủ ít nhất 8-9 giờ vào ban đêm.

Tránh bỏ bữa. Trữ một ít đồ ăn nhẹ trong trường hợp bạn cảm thấy đói, chóng mặt hoặc run rẩy không kiểm soát.

Tập thể dục thường xuyên.

Bổ sung vitamin B để tăng cường năng lượng, giúp giảm ớn lạnh.

Tắm nước ấm, nhẹ nhàng có thể giúp làm ấm cơ thể và làm tiêu tan cơn ớn lạnh.

Tránh sử dụng rượu, vì điều này có thể khiến giãn mạch gây hạ nhiệt độ cơ thể.

BS. Nguyễn Thị Thu Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/rung-minh-khong-kiem-soat-vi-sao-n164712.html)

Chủ đề liên quan:

rùng mình không kiểm soát

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY