Sâm Ngọc Linh còn được mệnh danh là nhân sâm Việt Nam không chỉ bởi tác dụng cực kỳ tốt với sức khỏe mà mức giá của nó cũng thuộc hàng đắt đỏ bậc nhất. Không ít người chịu bỏ ra hàng chục triệu đồng để tìm mua loại cây này về có thể cho thấy giá trị của loại dược liệu quý này. Cùng tìm hiểu về Sâm Ngọc Linh qua đặc tính, tác dụng, cách dùng được tổng hợp chi tiết tại đây.
Sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược liệu quý hiếm với giá trị kinh tế vô cùng đắt đỏ
Sâm Ngọc Linh là một trong những dược liệu được xếp vào top 5 loại nhân sâm tốt nhất trên thế giới hiện nay, được trồng nhiều tại các khu vực miền núi Việt Nam, được đồng bào dân tộc thiểu số tìm thấy và sử dụng trong chữa bệnh từ rất nhiều năm trước.
Trước khi chính thức được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố thì Sâm Ngọc Linh đã được đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng tìm thấy từ rất lâu trước đó và được sử dụng như một loại củ rừng có thể chữa bệnh rất tốt. Người dân tộc tại đây thường gọi loài cây này với những cái tên như củ Ngải Rọm con hay cây Thuốc Giấu.
Sâm Ngọc Linh được tìm thấy đầu tiên do đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng dùng như một củ thuốc rừng chữa bệnh
Mãi có đến năm 1973, sau khi được nhiều người dân truyền tai nhau, đội cán bộ của khu y tế Trung Trung Bộ mới bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu và loại dược liệu này. Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ có thể tạm thời khẳng định đây là loại cây chưa hề xuất hiện trên thế giới và sinh sống của yếu tại vùng chân núi Ngọc Linh có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển nên được đặt tên là Sâm Ngọc Linh.
Năm 1978, tổ công tác này tiếp tục đi tìm kiếm loại thảo dược này và phát hiện vùng sâm tự nhiên vô cùng rộng lớn có thể lên với hàng chục km với khoảng hơn 7000 cây. Năm 1984, Sâm Ngọc Linh chính thức được đưa vào sách đỏ Việt Nam bởi số lượng cá thể đang có xu hướng giảm nhanh nghiêm trọng.
Sâm Ngọc Linh sinh sống ở tự nhiên với hình dáng thẳng đứng, có màu lục hoặc hơi tím. Đường kính thân khoảng 4 – 8 mm và có chiều cao khoảng 40 – 100cm. Phần thân rễ được chia thành nhiều rễ nhánh và có củ, có đường kính khoảng 1 – 2 cm, mỗi đốt tương ứng với 1 lá, mọc bò ngang như củ hoàng tinh. Trên đỉnh của thân là lá kép có hình như chân vịt mọc vòng có khoảng 3 – 5 nhánh lá.
Hình dáng Sâm Ngọc Linh mọc trong tự nhiên
Phần cuống kép thường dài khoảng 6 – 12 mm, có 5 lá chét. Lá chét ở chính giữa có kích thước lớn hơn với độ dài từ 12 – 15 cm và rộng 3 – 4 cm. Trong khi đó lá chét phiến thường có dạng hình bầu dục, chóp nhọn, mép khía có răng cưa, có lông phủ ở hai mặt.
Hoa thường bắt đầu mọc khi cây được 4 tuổi, thường mọc giữa các lá và thẳng với cây. Cuống tán hoa dài 10 – 20cm, mỗi tán thường có từ 60 – 100 hoa, có màu vàng nhạt, 5 cánh, 5 nhị, và 1 vòi nhuỵ. Quả mọc ở trung tâm tán lá, thường có màu xanh hoặc xanh sẫm khi xanh và vàng lục và màu đỏ cam khi chín.
Sâm Ngọc Linh cũng có hạt. Trong mỗi quả chứa một hạt, cũng có một vài quả chứa 2 hạt. Thường trung bình mỗi cây có khoảng từ 10-30 quả.
Trong đó, bộ phận được dùng để làm thuốc chủ yếu là thân rễ và củ. Ngoài ra phần rễ con và lá cũng có thể được dùng làm dược liệu trong một vài bài thuốc. Thường việc thu hái sẽ chỉ được bắt đầu khi cây hơn 3 tuổi.
Chủ đề liên quan: