Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sát thủ số một gây mất răng ở người trưởng thành là bệnh nha chu, cần làm gì để ngăn ngừa?

Nha chu là một bệnh của mô xung quanh răng. Các mô xung quanh răng bao gồm: nướu bề ngoài và mô nha chu sâu, tức là dây chằng nha chu và xương ổ răng bao phủ chân răng.

Mô nha chu, giống như chất đất bao bọc xung quanh chân của một cây lớn, giữ chặt răng trong xương hàm để răng có thể nhai thức ăn một cách thuận lợi. Tuy nhiên, khi mô nha chu bị tổn thương và răng sẽ mất đi khả năng nâng đỡ, tức là khi chân răng bị mất đất, răng có thể bị lung lay và cuối cùng bị rụng.

Điều tra dịch tễ học răng miệng cho thấy nha chu là bệnh răng miệng phổ biến nhất, viêm nha chu chiếm 30% đến 44% số ca nhổ răng, nha chu là nguyên nhân đầu tiên gây mất răng ở người lớn.

Bệnh nha chu ăn mòn răng như thế nào?

Bệnh nha chu bao gồm viêm nướu và viêm nha chu, và quá trình phát triển của nó nói chung có thể được chia thành 4 giai đoạn:

1. Viêm nướu: Trong giai đoạn này, có thể không có cảm giác đau nhức rõ rệt ở nướu, sưng nhẹ và khó chịu, chảy máu nướu và hình thành cao răng.

Nha chu là một bệnh của mô xung quanh răng.

2. Viêm nha chu sớm: Ở giai đoạn này, cao răng không được loại bỏ, viêm nướu phát triển thêm, hình thành túi nha chu, tiêu xương ổ răng nhẹ.

3. Viêm nha chu giai đoạn giữa: Nếu để lâu không được điều trị, túi nha chu sẽ sâu thêm, tiêu xương ổ răng vừa phải. Lúc này nướu sẽ bị co lại, khoảng trống giữa các răng ngày càng lớn, răng bắt đầu trở nên lỏng lẻo và bị dịch chuyển.

4. Viêm nha chu muộn: Tiêu xương ổ răng gần như hoàn toàn, răng bị lung lay rõ rệt, ảnh hưởng đến việc ăn uống và khiến răng tự động nhổ hoặc rụng.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nha chu?

Để ngăn ngừa bệnh nha chu, bạn cần thực hiện tốt thói quen vệ sinh răng miệng.

1. Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý, cơ cấu khẩu phần ăn cân đối về mặt dinh dưỡng, chú trọng phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Nên khám răng miệng định kỳ 6 tháng đến một năm và cạo cao răng toàn bộ để loại bỏ mảng bám và cao răng trên răng.

2. Nên khám răng miệng định kỳ 6 tháng đến một năm và cạo cao răng toàn bộ để loại bỏ mảng bám và cao răng trên răng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển thêm của bệnh viêm nha chu, và thực hiện điều trị hệ thống nha chu nếu cần thiết (chẳng hạn như cạo cao răng dưới nướu, bào chân răng và phẫu thuật nha chu).

3. Nếu răng nghi vấn không thể phục hồi được thì cần phải nhổ càng sớm càng tốt để tránh những rắc rối về sau. Răng bị mất cần được sửa chữa càng sớm càng tốt để tránh tình trạng răng bên cạnh bị xô lệch, lung lay do bị hở lâu ngày. Khi đó khớp cắn của răng cũng sẽ kéo dài ra khiến chân răng bị lộ, răng lung lay.

Sức khỏe răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể mà nó còn liên quan đến ván đề thẩm mỹ và sự tự tin. Thực hiện giữ vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa bệnh nha chu tránh bị mất răng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm:

Có thể bạn không ngờ nhưng bơi lội không được khuyến khích trong 4 trường hợp này

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/sat-thu-so-mot-gay-mat-rang-o-nguoi-truong-thanh-la-benh-nha-chu-can-lam-gi-de-ngan-ngua-34886/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY