Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Say nắng có thể gây tổn thương não và dẫn đến tử vong

Thời tiết vào hè nhiệt độ nắng nóng có nơi lên đến 35-40 oC nên rất dễ dẫn đến say nắng, vậy thì nên làm gì nếu bắt gặp hay có người thân trong nhà bị say nắng

Say nắng hay còn có cái tên gọi khác là sốc nhiệt, nếu ai vô tình bị gặp phải tình trạng này nếu không biết cách sơ cứu rất dễ gây chết người, tổn thương não và các cơ quan nội tạng khác. Say nắng thường rời vào những người trên 50 tuổi nhưng nó cũng có thể tấn công những người trẻ tuổi.

Thời tiết vào hè rất dễ bị sốc nhiệt

Triệu chứng của say nắng

Triệu chứng rõ ràng nhất của sốc nhiệt là nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao hơn 40 độ C. Cảm thấy choáng váng và ngất đi lúc nào không hay.

Các triệu chứng cụ thể hơn bao gồm:

- Đau nhói ở đầu;

- Đột nhiên choáng váng và xoay vòng vòng;

- Trời rất nắng nóng nhưng không hề ra mồ hôi;

- Da đỏ ửng, nóng và rất khô;

- Buồn nôn và nôn mửa;

- Co giật;

- Thở nhanh và nông;

-Nhịp tim mạnh yếu thất thường;

-Hôn mê;

- Lú lẫn, mất phương hướng và không còn nhận thức.

- Sơ cứu ngay lập tức khi gặp người bi say nắng

Khi phát hiện ra người bị say nắng, hãy ngay lập tức gọi cho xe cứu thương ngay lập tức nếu có thể hãy đưa đến bệnh viện, trong trường hợp khẩn cấp hãy đưa người bệnh đến nơi có điều hòa hoặc ít nhất cũng là nơi râm mát, trong trường hợp cần thiết hãy cởi bỏ hết quần áo.

Sơ cứu bằng cách làm mát bằng những phương pháp sau:

- Quạt hoặc làm ướt da của người bệnh bằng khăn ướt hoặc vòi nước mát;

- Hãy áp túi nước mát vào khu vực dưới cánh tay, bẹn, cổ và lưng của bệnh nhân. Vì đây là những khu vực chứa nhiều mạch máu gần da nhất nên giúp giảm thân nhiệt một cách nhanh chóng;

- Hãy để bệnh nhân dưới vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn tắm có chứa nước mát, nếu có thể hãy thêm đá vào;

- Trong trường hợp không có sự hỗ trợ nào hãy gọi cho các trung tâm ý tế để được sự hướng dẫn;

Đặt túi mát ở các vị trí trên giúp giảm thân nhiệt hiệu quả

Lưu ý: một người một khi bị say nắng thì khoảng thời gian sau đó cũng nên hết sức cẩn thận vì cơ thể còn rất nhạy cảm. Vì vậy tốt nhất, hãy tránh ra ngoài khi trời nắng nóng và luyện tập nặng.

Tại sao lại bị say nắng?

Sốc nhiệt có rất nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là những người đã lớn tuổi nhưng không có điều hòa hoặc nhà không được thông thoáng khí tốt. Những trường hợp còn lại rơi vào nhóm những người không uống đủ nước, bệnh nan y hoặc nghiện rượu bia.

Sốc nhiệt xảy ra khi bạn chịu ảnh hưởng từ độ ẩm tương đối kết hợp với nhiệt độ không khí. Độ ẩm không khí trên 60% làm cản trở việc bài tiết mồ hôi, do đó cản trở khả năng tự điều hòa làm mát của cơ thể.

Nếu đang sống trong khu vực độ thị, bạn rất dễ bị sốc nhiệt trong những đợt nắng nóng kéo dài, đặc biệt nếu ở những nơi không có gió hoặc chất lượng sống kém như các khu trọ,... Hiện tượng “hiệu ứng đảo nhiệt” làm cho nhiệt độ ban đêm cao hơn ban ngày.

Hạn chế ra ngoài nếu cơ thể yếu và khó thích nghi với nhiệt độ cao

Đồng thời còn rất nhiều nguyên nhân khác như nếu bạn đang mắc các bệnh lý về tim, phổi, thận, béo phì hoặc cao huyết áp. Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc giảm cân, thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc kích thích... đều làm tăng nguy cơ tổn thương do nhiệt. Đặc biệt là ma túy cũng góp phần làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Tuy say nắng là bệnh rất phổ biến, một vài trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà nhưng bạn vẫn hết sức cẩn thận. Hãy đi khám sức khỏe định kỳ và sử dụng thuốc khi cần thiết nếu khả năng đối phó với nhiệt độ và độ ẩm không tốt.

Simon

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/say-nang-co-the-gay-ton-thuong-nao-va-dan-den-tu-vong-25441/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY