Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

So sánh mới nhất về chiều cao trung bình của người Việt Nam với thế giới

Trong những năm qua, chiều cao trung bình của người Việt đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên so với trung bình của thế giới, chỉ số này vẫn ở mức thấp hơn nhiều. Vậy thực tế, chiều cao trung bình của người Việt hiện nay là bao nhiêu

Trong bài viết dưới đây, Sức khoẻ Gia đình sẽ thông tin tới bạn đọc những kiến thức căn bản về chiều cao của người Việt cũng như cách cải thiện chiều cao trong tương lai.

1. Chiều cao trung bình của người Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?

Theo các kết quả điều tra, chiều cao của người Việt Nam đã tăng đáng kể trong suốt một thập kỷ qua. Theo đó, thanh niên Việt Nam đã tăng lên gần 4cm, tức là gần gấp đôi so với 10 năm trước đó.

Ở giai đoạn 2000 - 2010, chiều cao nam tuổi trưởng thành tăng từ khoảng 162cm lên khoảng 164cm; nữ tăng từ khoảng 153,7 lên 154,8. Như vậy tính trung bình, chiều cao của người Việt chỉ tăng khoảng 1,1 cm mỗi thập niên kể từ năm 1975.

Cũng theo thông tin từ kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020 công bố ngày 15.4.2021, chiều cao trung bình của nam giới Việt Nam ở tuổi trưởng thành là 168,1 cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010; chiều cao trung bình của nữ ở tuổi trưởng thành là 156,2 cm, tăng 1,4 cm.

Sở dĩ chiều cao của người Việt có phần cải thiện so với giai đoạn trước là bởi chế độ dinh dưỡng được nâng lên. Cùng với đó, sự cải thiện chiều cao cũng luôn được quan tâm, chú trọng.

Cụ thể, người Việt đã nạp nhiều hơn lượng calo mỗi ngày cũng như tăng cường các nguồn thực phẩm, vi chất dinh dưỡng khác. Người Việt cũng ăn nhiều thịt, trẻ em được uống nhiều sữa hơn.

2. Vì sao chiều cao trung bình của người Việt thấp so với chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới?

Mặc dù chiều cao trung bình của người Việt đã tăng lên đáng kể trong những năm qua, tuy nhiên so với thế giới, người Việt vẫn ở mức thấp lùn. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể đến như thiếu chất dinh dưỡng, ít vận động, môi trường sống còn nhiều khói bụi ô nhiễm…

2.1. Thiếu chất dinh dưỡng

Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng của người Việt đã được cải thiện trong những năm qua, tuy nhiên nó mới chỉ đáp ứng được khoảng 6-77% so với nhu cầu khuyến nghị trên Tháp Dinh dưỡng cho người trưởng thành. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao không đạt mức lý tưởng so với mặt bằng chung.

Trên thế giới, có một ví dụ rất đáng để chúng ta học hỏi về việc tăng trưởng chiều cao cho cả dân tộc, đó là Nhật Bản. Trước đây, người Nhật Bản được coi là người lùn. Tuy nhiên sau nhiều thập kỷ, người Nhật tập trung vào việc cải thiện chế độ dinh dưỡng. Do vậy, chiều cao của người Nhật đã được cải thiện rất nhiều. Hiện nay, chiều cao của người Nhật đã đạt mức rất đáng mơ ước.

Theo các nhà khoa học, quá trình tăng trưởng chiều cao ở con người được chia làm 4 giai đoạn cơ bản gồm:

Giai đoạn đầu tiên: 1000 ngày đầu tiên, bao gồm thời gian trong bụng mẹ và sau khi sinh cho tới 2 tuổi.

Giai đoạn 2: Từ 2 tuổi - 10 tuổi. Đây là giai đoạn tiền dậy thì. Trẻ em trong giai đoạn này có thể cao lên khoảng 6,5cm mỗi năm.

Giai đoạn 3: Từ 11 - 18 tuổi - Giai đoạn dậy thì. Giai đoạn dậy thì được biết đến là giai đoạn tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ. Ở lứa tuổi này, trẻ có thể cao tối đa 15cm/năm (13-15 tuổi).

Giai đoạn 4: Từ sau 18 tuổi. Đây là giai đoạn tăng trưởng chậm nhất. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có thể cao thêm 2 - 3cm mỗi năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng, vận động tốt.

Ở mỗi giai đoạn tăng trưởng chiều cao, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những dưỡng chất cần được tập trung tối đa cho sự phát triển của chiều cao cơ thể có thể kể đến như:

Canxi: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương. Thiếu canxi sẽ có thể gây nguy cơ thấp còi, loãng xương.

Về hàm lượng, các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành từ 19 - 50 tuổi nên bổ sung tối thiểu 1.200 - 2.000mg/ngày, trẻ em từ 9 - 18 tuổi cần 3.500mg/ngày; trẻ em từ từ 4 - 8 tuổi cần 1.000mg/ngày; trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 700mg/ngày.

Canxi được tìm thấy nhiều trong sữa và các chế phẩm, các loại hải sản, trứng, đậu nành, rau xanh thẫm…

Vitamin A, iốt, sắt: Đây là những dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ bệnh tật cũng như hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng bền vững.

Kẽm: Giúp quá trình tăng trưởng không bị chậm lại. Thiếu kẽm có thể làm tăng nguy cơ thấp còi, biếng ăn, ăn không ngon miệng… Vi chất này cũng làm tăng hiệu quả của vitamin D đối với việc chuyển hóa dưỡng chất vào xương, kích thích tổng hợp ADN trong tế bào xương.

Những loại thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể lựa chọn như thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt…

Vitamin D: Là vi chất giúp cơ thể có thể hấp thu canxi một cách tối đa, từ đó giúp xương chắc khỏe và tăng trưởng tốt. Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời buổi sớm, lòng đỏ trứng, các loại cá béo ở biển.

2.2. Ít vận động

Theo một báo cáo công bố vào năm 2019, Việt Nam là một trong 10 nước lười vận động nhất thế giới. Có tới 30% người trưởng thành ở Việt Nam ít có các hoạt động thể lực. Con số này cũng ở mức cao với nhóm tuổi người đi làm, thanh niên và cả trẻ em.

Trên thực tế, việc vận động sẽ quyết định tới 20% khả năng tăng trưởng chiều cao của một con người. Vì vậy, việc lười vận động, không có nhiều hoạt động thể lực thường xuyên sẽ khiến chiều cao không thể bứt phá.

Để cải thiện tình trạng này, tăng trưởng chiều cao cũng như nâng cao sức khoẻ thì việc tăng cường vận động là điều cần thiết.

Trẻ em, những người còn trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao nên duy trì hoạt động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Việc lựa chọn phương pháp, bộ môn có thể tuỳ thuộc theo sở thích, lứa tuổi, hoàn cảnh sống.

Một số môn thể thao giúp kích thích tăng trưởng chiều cao tối đa như nhảy dây, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, yoga…

2.3. Giấc ngủ không đảm bảo

Có khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi đi học không có được thời gian ngủ đủ. Điều này còn chưa tính đến chất lượng giấc ngủ, thời gian bắt đầu giấc ngủ. Trẻ cũng thường xuyên phải dậy sớm do để chuẩn bị cho giờ học bắt đầu ở trường.

Hơn thế nữa, ngày càng có nhiều hoạt động giải trí trên các thiết bị điện tử “can thiệp” vào cuộc sống của các em. Điều này phần nào cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Trên thực tế, hormone tăng trưởng chiều cao được sinh ra nhiều nhất vào ban đêm, khi cơ thể đã chìm vào một giấc ngủ sâu. Vì vậy, việc đi ngủ không đúng giờ, đủ giấc có thể khiến quá trình tăng trưởng này bị ảnh hưởng. Từ đó, quá trình tăng trưởng chiều cao cũng sẽ chậm lại, làm cho chiều cao trung bình của mỗi người không được như ý muốn.

2.4. Môi trường sống

Một môi trường sống nhiều khói bụi, ít cây xanh, nguồn nước không đảm bảo… cũng là yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao của con người.

Ngoài ra, các yếu tố ngoại quan như khói thuốc, những loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng… cũng phần nào tác động đến sự tăng trưởng chiều cao.

Vì vậy để quá trình tăng trưởng không bị gián đoạn, phụ huynh nên cố gắng tạo ra một môi trường, không gian sống lành mạnh, gần gũi với thiên nhiên.

3. Dự đoán chiều cao trung bình trong tương lai của người Việt

Hiện tại, chiều cao trung bình của người Việt Nam đã vươn lên top 4 trong khu vực Đông Nam Á, thấp hơn Singapore, Thái Lan và Malaysia. Nếu có chiến lược phát triển chiều cao tốt thì dự báo trong vòng 10 năm tới, chiều cao trung bình của người Việt Nam có thể tăng 4 - 5cm và nhanh chóng bắt kịp Thái Lan.

So với khu vực châu Á hiện nay, người Hàn Quốc có chiều cao trung bình cao nhất. Theo sau là người Ấn Độ và người Nhật Bản. Mặc dù sẽ phải cần nhiều năm nữa thế nhưng với chế độ dinh dưỡng ngày càng được cải thiện, mức độ quan tâm tới sự phát triển luôn được nâng cao thì trong tương lai, người Việt sẽ không còn nằm trong nhóm thấp lùn của thế giới.

Với mục tiêu này, dự báo chiều cao trong năm 2030 của người Việt Nam sẽ vào khoảng 168.5cm với nam và 175.5cm với nữ.

4. Những cách giúp tăng trưởng chiều cao

Để có thể tăng trưởng chiều cao vượt trội thì việc khắc phục những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chiều cao sẽ là điều cần thiết. Do đó mà phụ huynh cần:

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho con trẻ: nhất là trẻ trong độ tuổi phát triển chiều cao. Nên đa dạng hóa nguồn thực phẩm bổ sung hàng ngày. Trong đó, những thực phẩm giàu các chất cần thiết cho chiều cao cần được chú trọng.

Tăng cường hoạt động thể lực: Phụ huynh nên khuyến khích con trẻ vận động hằng ngày với các môn thể dục thể thao phù hợp. Việc vận động sẽ giúp xương cũng như toàn bộ cơ thể khoẻ mạnh, tạo tiền đề tốt cho sự tăng trưởng.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Trẻ em trong độ tuổi tăng trưởng không nên thức quá khuya, dậy quá sớm. Trẻ nên được đi ngủ trước 9 - 10 giờ tối và ngủ đủ theo lứa tuổi từ 8 - 10 tiếng mỗi ngày.

Sử dụng các thực phẩm tăng chiều cao: Bên cạnh những cách truyền thống trên thì việc sử dụng những thực phẩm tổng hợp giúp tăng chiều cao cũng là gợi ý hợp lý. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Hiện nay, chiều cao trung bình của người Việt so với thế giới vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên với các chính sách của nhà nước, ngành y tế cùng sự tập trung cải thiện từ chính từng gia đình, chiều cao của người Việt sẽ nhanh chóng cải thiện và bắt kịp với các nước phát triển.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/so-sanh-moi-nhat-ve-chieu-cao-trung-binh-cua-nguoi-viet-nam-voi-the-gioi-33509/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY