Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

SOS: Những điều cần tránh khi bị cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến ở tất cả mọi người. Vì thế, những tưởng ai cũng biết cách chăm sóc cơ thể khi bị bệnh. Nhưng không, mọi người vẫn mắc những lỗi thường gặp khi bị cam cúm.

Bị cúm không được làm gì?

Tiếp xúc mầm bệnh:

Cảm cúm là dễ lây truyền qua tiếp xúc không khí. Khi hắt hơi, hay ho không nên dùng bàn tay che miệng mà nên dùng phần khuỷu tay. Vì thói quen hay bắt tay, dùng tay cầm nắm sẽ lây lan mầm bệnh.

Ngoài ra, không nên ôm, hôn, ngủ chung, dùng chung vật dụng cá nhân như khăn lau, bàn chải đánh răng với người khác. Thường thì các thành viên trong gia đình dễ lây cúm cho nhau. Nếu cả nhà bị bệnh sẽ rất khó chăm sóc và điều trị.

Ăn uống:

Cảm cúm nên kiêng ăn gì? Khi bị cảm cúm tránh các loại thực phẩm có nhiều chất kích thích nhiều caffein như cà phê, rượu... Bởi vì chúng khiến cơ thể mất ngủ, mệt mỏi, hệ miễn dịch hoạt động kém.

Ngoài ra, trứng gà cũng là thực phẩm nên kiêng ăn khi bị cảm cúm. Bởi vì nó chứa một loại protein sinh nhiệt, khiến nhiệt độ cơ thể tăng, sốt không khỏi.

Ngoài ra, những thức ăn lạnh như kem, nước đá... cũng không nên ăn. Vì chúng khiến cơ thể giảm hấp thu nước, nhiệt độ cơ thể càng dễ tăng cao.

Những thực phẩm quá cay, nóng cũng nên hạn chế. Nếu ăn đồ cay, nóng kích thích niêm mạc dạ dày, khi cảm cúm, cơ thể đã rất mệt mỏi, không nên chịu thêm áp lực.

Người bị cảm cúm nên hạn chế dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như bơ, pho mát. Lúc này, hệ thống tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Nếu dung nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như pho mát, bơ sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.

Chế độ nghỉ ngơi:

Khi bị cúm, cơ thể sẽ rất mệt mỏi, cần sự nghỉ ngơi. Một giấc ngủ sâu sẽ khiến cơ thể dễ phục hồi.

Tập luyện rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên khi bị bệnh, tập luyện chỉ khiến cơ thể dễ mất sức hơn. Lo âu, căng thẳng cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, hãy hạn chế luyện tập và làm việc, tránh lo âu, căng thẳng. Như thế, sẽ làm bệnh biến chuyển nặng hơn, lâu khỏi hơn.

Uống thuốc:

Cảm cúm có thể tự khỏi trong vòng vài ngày, theo chu kì hoạt động của virus. Vì vậy, khi bị cảm không nên uống quá nhiều thuốc đặc biệt là kháng sinh. Lạm dụng thuốc là sai lầm thường thấy ở nhiều người khi chữa cảm cúm. Như vậy, vừa khiến hệ miễn dịch suy yếu vừa khiến các loại virus bị nhờn thuốc. Đó cũng là nguyên nhân khiến bệnh cúm trở nặng không hết. Ngoài ra, chi phí cho thuốc men cũng khá tốn kém.

Bên cạnh những việc cần tránh, người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm những điều cần làm mau chóng đánh bay cơn cảm cúm.

Những lời khuyên khi bị cảm cúm

Cảm cúm có thể tự khỏi, nhưng tùy theo thể trạng mỗi người mà thời gian bệnh có thể kéo dài. Khi bị bệnh nhất là khi bị virus cúm tấn công, chúng ta cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Để làm được điều đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, cân đối và bổ sung các loại vitamin, chất xơ từ rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Điều này, giúp tăng sức đề kháng, cơ thể mau chóng hồi phục, bệnh cúm nhanh chóng bị thổi bay.

Ngoài ra, cách vệ sinh cá nhân cũng sẽ khiến bệnh không diễn biến nặng hơn. Thông thường, cảm cúm dễ gây tổn thương đường hô hấp, vì vậy, mọi người nên súc miệng bằng nước muối loãng để sát khuẩn.

Khi có những dấu hiệu ban đầu của cảm cúm, có thể sử dụng các phương pháp đơn giản như xông hơi, uống trà gừng, ăn cháo giải cảm… Những cách này có thể đánh bay cơn cảm cúm nhanh hơn.

Cảnh giác khi có dấus hiệu nặng hơn như ho kéo dài, sốt cao nên kiểm tra y tế vì có thể bệnh sẽ chuyển biến thành viêm phổi, viêm phế quản...

Hầu hết mọi người đều có khả năng mắc cúm 1, 2 lần trong năm. Tuy nhiên, với những sai lầm khi chữa cảm cúm, khiến bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Minh Thư

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/sos-nhung-dieu-can-tranh-khi-bi-cam-cum-24258/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY