Sốt phát ban là bệnh rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6-36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể trong cơ thể còn ít, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Một trẻ đều có thể bị sốt phát ban ít nhất một lần, thậm chí có nhiều trẻ còn bị nhiều lần do tình trạng sức khỏe kém. Hầu hết sốt phát ban thường do những virus lành tính gây bệnh, nếu được chăm sóc đúng cách sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.
Ảnh minh họa |
Các triệu chứng của sốt phát ban
Triệu chứng đầu tiên của sốt phát ban là một đợt sốt cao đột ngột trên 39,5 độ. Sốt kéo dài trong vòng 3-5 ngày rồi giảm dần. Sau khi hết sốt trẻ thường bị nổi ban đỏ, ban đỏ này bao giồm những điểm hay những mảng nhỏ màu hồng, thường phẳng hoặc có thể hơi nổi cộm, sờ thấy gơn tay. Ban thường nổi ở ngực, lưng, bụng và sau đó lan tới cổ và cánh tay, có thể lan tới chân và mặt. Ban thường không ngứa hay làm khó chịu và có thể kéo dài tới vài ngày.
Có khoảng 10-15% trẻ em mắc bệnh sốt phát ban bị lên cơn co giật. Trong cơn co giật, trẻ thường không tỉnh táo, các cơ cẳng tau, cẳng chân và cơ mặt co liên tục trong vòng 2-3 phút. Trẻ cũng có thể mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.
Cách chữa trị sốt phát ban
Không có biện phát điều trị đặc biệt đối với bệnh sốt phát ban. Giống như nhiều căn bệnh do virus khác, sốt phát ban có thể tự hồi phục mà không cần điều trị. Điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ và bù đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước.
Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, bạn có thể cho trẻ uống Paracetamol hoặc ibuprofen để giúp trẻ hạ sốt.
Lưu ý: Không bao giờ được cho trẻ sử dụng Aspirin, có thể gây ra một số hội chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Thanh Quế
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: