Hiện nay sữa đậu nành là một thức uống phổ biến của nhiều hộ gia đình, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn đều yêu thích. Nhiều người “thần thánh hóa” tác dụng của sữa đậu nành với cơ thể và nghĩ rằng uống càng nhiều càng tốt, mà không biết rằng tác hại của sữa đậu nành cũng không hề nhỏ.
Sữa đậu nành không dành cho tất cả mọi đối tượng
Sữa đậu nành rất nhiều dinh dưỡng, uống sữa đậu nành rất có ích cho sức khỏe, nhưng theo tìm hiểu, sữa đâu nành vốn không phải là thức uống dành cho tất cả mọi người, những người dưới đây nên hạn chế uống sữa đậu nành.
Sữa đậu nành tuy nhiều dinh dưỡng nhưng không dành cho tất cả mọi người |
Người có dạ dày, đường ruột không tốt
Sữa đậu nành có tính chất hơi lạnh không tốt cho tiêu hóa. Người có chức năng thận không tốt và hay bị ợ hơi cũng nên uống ít sữa đậu nành.
Người có triệu chứng bị gout
Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bị bệnh, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương tạo ra trong quá trình nghiền nát để làm thành sữa.
Người đang dùng thuốc kháng sinh
Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa thành phần erythromycin, bởi vì sẽ sinh ra phản ứng hóa học, hủy đi chất dinh dưỡng có trong sữa mà còn gây hại cho cơ thể.
Người bệnh đang hồi phục sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh
Người bệnh sau khi phẫu thuật hoặc mới hồi phục đều là nhóm người có sức đề kháng rất yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt, vì vậy trong thời gian hồi phục tốt nhất không nên sử dụng sữa đậu nành vì tính hàn, lạnh của nó.
Những tác dụng phụ của sữa đậu nành
Đậu nành không giảm nguy cơ bệnh tim?
Trước đây chúng ta luôn cho rằng tác dụng của đậu nành có thể làm hạ cholesterol, huyết áp, giảm các triệu chứng về tim mạch. Nhưng các nghiên cứu gần chỉ ra rằng ăn đậu nành ít có tác dụng trực tiếp tới tim mạch.
Đậu nành không có tác động trực tiếp lên tim mạch |
Tuy nhiên, dùng đậu nành có thể làm giảm việc dùng các chất béo bão hòa và tăng nạp thêm chất xơ so với chế độ ăn bình thường. Do đó, lợi ích của đậu nành cho tim là tác dụng của một chế độ ăn lành mạnh hơn là tác động trực tiếp tới tim.
Sữa đậu nành gây rối loạn tuyến nội tiết
Trong sữa đậu nành có chứa số lượng lớn các hợp chất có hoạt tính sinh học isoflavone. Chúng có thể được coi là nhân tố gây rối loạn nội tiết, là chất có thể làm ảnh hưởng tới chức năng của các hooc-môn trong cơ thể, làm giảm hoạt động của estrogen (nội tiết tố nữ).
Có thể gây vô sinh
Các chuyên gia đã nghiên cứu 99 người đàn ông tới một phòng khám vô sinh. Những người đàn ông uống sữa đậu nành cũng như sử dụng các sản phẩm từ đậu nành trong ít nhất 3 năm, được phát hiện ra có lượng "tinh binh" thấp nhất.
Tuy nhiên, có nhiều người cũng tin rằng sữa đậu nành có thể giảm nồng độ kích tố sinh dục nam nhưng hiệu quả của nó đem lại rất yếu và không nhất quán.
Cản trở chức năng tuyến giáp
Vào đầu những năm 2000, tranh luận đã nổ ra vì Isoflavones trong đậu nành ức chế hoạt động tuyến giáp, có thể gây ra các rối loạn tuyến giáp.
Chất Isoflavone trong đậu nành gây ức chế hoạt động của tuyến giáp |
Một nghiên cứu ở 37 người Nhật cho thấy sử dụng 30g đậu nành trong 3 tháng có thể làm tăng nồng độ hormone kích thích tuyến giáp, một nguyên nhân làm suy yếu chức năng tuyến giáp.
Một nghiên cứu khác trên trẻ em bị mắc bệnh suy giáp cho thấy các chất trong đậu nành tác động tới thuốc và khiến tuyến giáp mất chức năng nhiều hơn. Một nghiên cứu với người lớn bị tiền vấn đề tuyến giáp cũng cho thấy chế độ ăn nhiều đậu nành tăng 3 lần nguy cơ phát triển thành suy giáp.
Có nhiều người gặp phải những triệu chứng giảm hoạt động tuyến giáp như chứng mệt mỏi, táo bón, buồn ngủ hay mở rộng tuyến giáp. Các triệu chứng này chấm dứt khi người bệnh ngừng sử dụng sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.
Ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ
Những bé gái sử dụng sữa đậu nành có mô tuyến vú nhiều hơn và sớm hơn 2 tuổi so với những bé gái dùng sữa mẹ hoặc sữa ngoài, từ đó dẫn tới các bé thường dậy thì sớm hơn những bé gái khác. Hoặc sử dụng sữa đậu nành có thể kéo dài chu kỳ kinh nguyệt và làm tăng sự đau đớn trong chu kỳ kinh nguyệt khi trưởng thành.
Qua bài viết trên các bạn đã biết nên sử dụng sữa đậu nành đúng cách, phù hợp, không quá lạm dụng để tránh những tác hại của sữa đậu nành ảnh hưởng tới bạn và những người thân trong gia đình.
Khuyên Vũ
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: