Vì vậy, hiểu rõ những thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nữ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu triệu chứng, loại trừ những tổn thương do bệnh gây ra và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà là tình trạng tăng sinh của các tế bào biểu bì ở da và niêm mạc, đây là một bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, thường gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những người đã có quan hệ tình dục, có hệ miễn dịch kém.
Nguyên nhân gây sùi mào gà ở nữ
Nguyên nhân chính gây sùi mào gà là do virus, một loại virus có tên Human papillama (HPV). Bản thân HPV là một loại siêu vi trùng dạng DNA gây bệnh ở lớp biểu bì của da người. Khi xâm nhập vào lớp biểu bì, virus có thể tồn tại rất lâu (từ 2-9 tháng) không có triệu chứng lâm sàng.
Hiện nay, có khoảng trên 100 loại HPV, trong đó có khoảng 15 loại được liệt vào hàng “độc” gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ, trong đó phải kể đến loại 16 và 18 có thể gây ung thư.
Con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà
Sùi mào gà lây truyền chủ yếu qua những con đường sau:
- Lây truyền trực tiếp: Quan hệ tình dục trực tiếp với các đối tượng bị bệnh sùi mào gà là con đường chủ yếu khiến bạn bị nhiễm sùi mào gà. Virus truyền bệnh qua niêm mạc da ở bộ phận sinh dục.
- Lây nhiễm gián tiếp: Có thể viêm nhiễm sùi mào gà gián tiếp thông qua các tiếp xúc với vật dụng hàng ngày của người bệnh như khăn tắm, quần lót,…có thể có chứa máu mủ (có HPV) khi vô tình đưa lên mắt, vùng niêm mạc vết thương hở cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Từ mẹ sang con: Người mẹ bị sùi mào gà có thể lây truyền sang con trong khi sinh thường do đứa bé ra đời tiếp xúc với chất dịch mủ có chứa mầm bệnh ở âm đạo của người mẹ.
Dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nữ
Nữ giới mắc sùi mào gà thường xuất hiện dấu hiệu:
- Vùng kín (môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung,…) xuất hiện u nhú, mụn sùi nhỏ có đường kính khoảng 1-2mm mềm, bề mặt ẩm ướt, cao lên như những nhú gai có màu hồng tươi tại bộ phận sinh dục.
- Những nốt sùi mào gà có hình dạng (đĩa bẹt, tròn, nhỏ), mủn ra ẩm ướt…
- Nốt sùi không đau, không ngứa, chạm vào dễ chảy máu.
- Khi gặp điều kiện thuận lợi (vệ sinh kém, sức đề kháng suy giảm), những nốt sùi mào gà nhanh chóng phát triển tụ lại từng đám lớn như hoa lơ, mào gà gây vướng víu, khó chịu.
- Bình thường, sùi mào gà không gây đau đớn nhưng khi phát triển mạnh có thể hình thành khối sùi lớn, to bằng nắm tay; chảy máu, xây xước khi va chạm, sang chấn khi sờ nắn, thậm chí bội nhiễm, tiết dịch mùi hôi thối… Một số trường hợp có thể bị sốt hoặc đau đớn.
Ngoài bộ phận sinh dục, sùi mào gà có thể xuất hiện ở miệng hoặc hậu môn nếu chị em tiếp xúc với nguồn bệnh qua những con đường này. Mắc sùi mào gà ở miệng hoặc hậu môn chị em sẽ thấy xuất hiện những nốt mụn sùi ở niêm mạc miệng, lưỡi, họng hoặc hậu môn xuất hiện u nhú gây vướng víu, khó chịu,…
Biểu hiện ban đầu của bệnh sùi mào gà ở nữ
Ban đầu, sau thời gian ủ bệnh (khoảng từ 2-9 tháng), sùi mào gà ở nữ giới bắt đầu xuất hiện những nốt sùi, u nhú màu hồng nhạt nhỏ li li trên niêm mạc da. Những u nhú này thường mọc rải rác tại những vị trí có tiếp xúc với virus sùi mào gà.
Thời gian này người bệnh thường chủ quan hoặc nhầm lẫn với gai sinh dục… nên không đi khám chữa sớm, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng u sùi sẽ phát triển mạnh, lan thành từng đám lớn như mào gà hoặc hoa súp lơ; dễ chảy máu, bội nhiễm…
Bệnh sùi mào gà ở nữ có gây ngứa không?
Theo các bác, bình thường, những u nhú, nốt sùi mào gà không gây ngứa, không đớn hay khó chịu nhưng khi phát triển sang giai đoạn nặng (u nhú to bằng nắm tay, mọc thành từng cụm…) dễ chảy máu, viêm nhiễm, bội nhiễm, tiết dịch âm ỉ gây mùi hôi thối… lúc này bệnh nhân có thể kèm theo ngứa ngáy, khó chịu.
Sùi mào gà ở nữ có con được không?
Nữ giới mắc bệnh sùi mào gà có quan hệ tình dục thì vẫn có khả năng sinh con. Tuy nhiên, điều này sẽ dễ lây nhiễm bệnh sùi mào gà cho chồng/bạn tình và lây cho con khi sinh thường.
Hơn nữa, nữ giới mắc sùi mào gà mà không chữa trị, các u nhú sẽ phát triển nhanh, lan rộng, tiết dịch gây mùi hôi. Tổn thương lan rộng làm phá hủy mô, tắc nghẽn đường sinh nở. Đặc biệt mắc sùi mào gà ở cổ tử cung thì nguy cơ này càng cao.
Phụ nữ mang thai, u sùi có xu hướng phát triển lớn hơn, nhanh hơn bởi nồng độ hormone tăng cao. Nếu các nốt sùi phát triển quá nhiều ở âm hộ, âm đạo, sẽ ảnh hưởng đến đường sinh sản, gây khó khăn khi sinh. Nếu sinh thường dễ lây nhiễm sang cho con, trẻ sinh ra dễ mắc u nhú thanh quản,…
Vì vậy chị em được khuyên nên chữa khỏi sùi mào gà trước khi sinh con.
Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà ở nữ
Bệnh sùi mào gà có thể gây ra nhiều nguy hại mà người bệnh khó có thể tầm soát được như:
- Lan rộng: sùi mào gà phát triển rất nhanh và lan rộng ra khắp bộ phận sinh dục nếu như không được can thiệp
- Gây ung thư: bệnh nhân bị sùi mào gà có khả năng bị ung thư nếu nhiễm HPV type 16 và 18.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh xã hội: những người có virus HPV có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội khác như giang mai, lậu, HIV,…
- Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai: sùi mào gà có thể lây sang trẻ sơ sinh trong khi sinh thường, hoặc việc chăm sóc trẻ không cẩn thận, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Điều trị sùi mào gà ở nữ
Sùi mào gà có thể chữa hiệu quả bằng các phương pháp khoa học. Bởi hiện nay, những tiến bộ của y học đã cho ra đời nhiều phương pháp chữa bệnh, cùng các thiết bị máy móc hiện đại, giúp người bệnh có thể loại bỏ được các u nhú, nốt sùi… tăng sức đề kháng, ngăn bệnh tái phát.
Các nhiều phương pháp điều trị sùi mào gà như: áp lạnh, đốt điện, thuốc… Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá cao, được xem là mới nhất, tiên tiến nhất; đạt hiệu quả cao, không tái phát thì phải kể đến phương pháp Đông – Tây y trong điều trị sùi mào gà.
Thời gian điều trị sùi mào gà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giai đoạn mắc bệnh, tổn thương mà sùi mào gà gây ra ít hay nhiều, mức độ tổn thương, đã gây biến chứng chưa… cũng như phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tổn thương ít thì dễ chữa hơn so với những trường hợp mụn sùi lớn, đã gây bội nhiễm… Ngoài ra, sử dụng phương pháp hiện đại, tiên tiến thì việc chữa trị có thể sẽ nhanh hơn so với những trường hợp áp dụng phương pháp truyền thống.
Khó có thể xác định thời gian cụ thể chữa bệnh sùi mào gà trong bao lâu khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ. Vì thế, để biết được tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị, bạn cần tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả cùng với đó bác sĩ sẽ thông báo thời gian điều trị sùi mào gà bao lâu đối với từng trường hợp cụ thể.
Phong Vũ
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: