Nhiều người cứ mặc định chán ăn chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc phải, nếu tình trạng chán ăn kéo dài trong một thời gian sẽ làm cơ thể suy kiệt, dẫn đến sụt cân. Chán ăn có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời, vì thế việc hiểu rõ nguyên nhân và biện pháp điều trị chứng chán ăn là điều rất quan trọng.
Nguyên nhân biếng ăn ở người lớn
Căng thẳng, stress: Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc nhiều thứ lo toan khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, stress. Những hậu quả kéo theo là tình trạng mất ngủ, tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi cho nên bạn ăn không ngon thậm chí không buồn ngó ngàng đến thức ăn. Đó cũng chính là lý do tình trạng chán ăn lại xuất hiện.
Một số bệnh đường tiêu hóa cũng là thủ phạm khiến bạn mất vị giác, ăn không ngon và gây chán ăn. Khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa thì cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng của thức ăn. Hơn nữa, cảm giác ăn không tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và không muốn dung nạp thêm thức ăn.
Đối với một số người bị tác động tiêu chuẩn phải có thân hình “chuẩn” đặc biệt là các bạn trẻ. Đây cũng chính là lý do khiến các bạn ý trở nên biếng ăn bởi trong suy nghĩ những số đo mảnh mai, thậm chí siêu gầy mới là đẹp. Tâm lý này khiến họ chẳng dám ăn gì nữa.
Áp lực giảm cân lâu ngày khiến nhiều người dẫn đến chán ăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe |
Ngoài ra, tình trạng biếng ăn, chán ăn ở người lớn cũng xảy ra ở một số trường hợp ăn kiêng không hợp lý. Việc nôn nóng muốn giảm cân buộc cơ thể phải ăn kiêng, cắt giảm một số món ăn mình thích, ép mình ăn một số món mình không thích để giảm cân. Hậu quả là ăn không có cảm giác ngon miệng, lâu dài gây cảm giác chán ăn, biếng ăn.
Mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn ở người lớn.
Cải thiện chứng chán ăn như thế nào?
Ngoài ra, người bệnh cũng nên tạo những thói quen tích cực giúp bản thân ăn ngon miệng hơn:
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đủ lượng, đủ chất, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
- Không xem tivi, dùng điện thoại trong lúc ăn.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, mỗi ngày có thể ăn từ 5-6 bữa để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bạn nên tạo cho mình thực đơn phong phú, ưu tiên những món ăn mà mình yêu thích.
Nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tránh cảm giác đầy hơi, khó tiêu |
- Nên ăn cùng nhiều người trong gia đình hoặc bạn bè. Một bữa ăn với không khí thân mật, đầm ấm chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngon hơn. Đặc biệt nên trang trí món ăn thật bắt mắt để kích thích thị giác và vị giác.
- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người lười ăn nên chú ý chất lượng bữa ăn hơn là số lượng thức ăn mà bạn ăn vào. Nên ăn thường xuyên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, đậu, sữa, hoa quả khô, cá, bơ, kem, thịt mỡ…
Cảm giác chán ăn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn gây tổn hại đến tinh thần khiến bạn dễ cáu kỉnh và suy nghĩ tiêu cực. Hãy tích cực điều trị để lấy lại khẩu vị như ban đầu nhé.
Thiện Thanh
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: