Mặc dù nhiều bộ phận của cơ thể giúp tạo ra các hồng cầu, nhưng phần lớn máu được tạo ra từ tủy xương. Tủy xương là một mô mềm ở trung tâm của xương giúp hoinhf thành các tế bào máu.
Thông thường, đời sống các tế bào hồng cầu khỏe mạnh kéo dài từ 90-120 ngày. Các bộ phận của cơ thể sau đó loại bỏ các tế bào máu cũ. Một hormone gọi là erythropoietin (EPO) được tạo ra trong thận báo hiệu tủy xương tạo ra nhiều hồng cầu.
Hemoglobin là protein vận chuyển ôxy trong hồng cầu. Nó cung cung cấp cho các hồng cầu có màu đỏ. Người bị thiếu máu không có đủ hemoglobin.
Cơ thể cần một số vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng để đảm bảo đủ hồng cầu. Sắt, vitamin B12 và axit folic là ba trong số những yếu tố quan trọng nhất. Cơ thể có thể không có đủ các chất dinh dưỡng, bởi vì:
- Chế độ ăn uống thiếu chất, không hợp lý, thất thường
- Mất máu do loét dạ dày hoặc kinh nguyệt nặng
- Phẫu thuật loại bỏ một phần dạ dày và ruột
- Những thay đổi trong niêm mạc dạ dày hoặc ruột ảnh hướng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng.
Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng thiếu máu
- Sự tiêu hủy các hồng cầu sớm hơn bình thường (có thể gây ra bởi các vấn đề hệ thống miễn dịch),.
- Các bệnh lâu dài (mãn tính) như bệnh thận, ung thư, viêm loét đại tràng, viêm khớp
- Một số dạng thiếu máu, chằng hạn như thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm bị di truyền.
- Mang thai
- Vấn đề với tủy xương như bệnh bạch cầu, loạn sản tủy, hoặc thiếu máu bất sản.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu
Nguy cơ mắc bệnh thiếu máu nếu bạn gặp những vấn đề sau:
- Tiểu sử gia đinh mắc bệnh thiếu máu di truyền, chẳng hạn như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn cũng có thể có nguy cơ gia tăng tình trạng này.
- Các yếu tố khác. Một tiền sử nhiễm trùng nhất định, bệnh về máu và các rối loạn tự miễn, nghiện rượu, tiếp xúc với hóa chất độc hại, và sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng để sản xuất tế bào hồng cầu và dãn đến thiếu máu.
Ảnh minh họa |
Cách phòng bệnh thiếu máu
- Tuyên truyền khuyến khích ăn thức ăn giàu sắt và folate như thịt, cá… Các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C và axit chức giúp cho hấp thu sắt tất hơn đồng thời chứa nhiều folate.
- Nâng cao chế độ dinh dưỡng , đặc biệt chú ý đến các đối tượng nguy cơ cao là phụ nữ mang thai và trẻ em. Nếu cần thiết thì cho uống bổ sung viên sắt.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống đúng bữa và tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá.
Thiếu máu lâu ngày có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình và người thân yêu.
Thanh Quế
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: