Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thói quen ăn uống làm tăng cholesterol bạn nên ngừng ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe tim mạch

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ. Đây là hai nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Điều đáng sợ nhất của cholesterol cao là nó không có triệu chứng, vì vậy nhiều người không biết mức cholesterol cao nếu không xét nghiệm máu. Vì lý do này, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tăng cholesterol.

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tim và đột quỵ - (Ảnh: Freepik).

Cholesterol cao không chỉ là khuynh hướng di truyền mà thói quen ăn uống hàng ngày cũng có tác động lớn đến mức cholesterol, cả cholesterol tốt và xấu.

Dưới đây là các thói quen ăn uống làm tăng cholesterol mà bạn cần phải dừng ngay bây giờ nếu muốn giữ mức cholesterol ở mức lành mạnh, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim mạch và não về lâu dài.

1. Chế độ ăn nhiều carbs tinh chế

Việc tiêu thụ các loại carbohydrate tinh chế như soda và bánh mì trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa mức cholesterol vào vùng nguy hiểm.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi chất béo bão hòa được thay thế bằng carbs tinh chế như đường, tỷ lệ cholesterol có xu hướng xấu đi. Điều này có nghĩa là cholesterol tốt giảm xuống và cholesterol xấu tăng lên.

2. Không ăn đủ chất xơ

Nếu chế độ ăn uống hàng ngày ít thực phẩm giàu chất xơ, nó sẽ dẫn đến mức cholesterol cao trong cơ thể. Điều này là bởi, chất xơ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, hạt và các loại đậu có liên quan đến việc giảm cholesterol LDL.

Nếu chế độ ăn uống hàng ngày ít thực phẩm giàu chất xơ, nó sẽ dẫn đến mức cholesterol cao trong cơ thể - (Ảnh: Freepik).

Đây được coi là cholesterol xấu vì nó có xu hướng thúc đẩy tình trạng viêm và tích tụ mảng bám trong động mạch. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như yến mạch, táo, hạt lanh và các loại đậu đặc biệt có lợi cho việc giảm cholesterol.

3. Chế độ ăn nhiều sản phẩm động vật

Chế độ ăn ít carb, nhiều chất béo có thể phổ biến hiện nay, nhưng về lâu dài, cách ăn này có một số tác dụng phụ bất lợi khi liên quan đến cholesterol trong cơ thể.

Các nhà khoa học xác định rằng cả thịt đỏ và thịt trắng đều thúc đẩy mức cholesterol trong máu cao hơn chế độ ăn có chứa một lượng protein thực vật. Vì vậy, cách tốt nhất để kiểm soát được mức cholesterol trong máu là áp dụng chế độ ăn có nguồn gốc từ thực vật và tiêu thụ protein từ rau, đậu và các sản phẩm từ sữa.

4. Sử dụng bơ trong nấu ăn

Cho dù bạn đang sử dụng bơ để thêm hương vị cho món rau yêu thích của mình hay bỏ một ít vào chảo khi nướng bít tết, nếu bơ là chất béo thường xuyên có mặt trong cách nấu ăn hàng ngày, nó sẽ dẫn đến mức cholesterol cao không tốt cho sức khỏe.

Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc thực vật để nấu ăn như dầu ô liu nguyên chất hay dầu bơ để làm giảm đáng kể lượng cholesterol toàn phần và mức LDL.

5. Chế độ ăn giàu chất béo chuyển hóa

Mặc dù các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu loại bỏ chất béo chuyển hóa khỏi công thức nấu ăn của họ, nhưng những chất béo tổng hợp, không lành mạnh này vẫn được sử dụng trong một số nhà hàng để chiên thực phẩm.

Chất béo chuyển hóa giúp bảo quản thực phẩm này có thể khiến lượng cholesterol tăng vọt. Ăn một lượng lớn chất béo chuyển hóa mỗi ngày sẽ làm tăng LDL, hay còn gọi là cholesterol 'xấu' có hại cho sức khỏe.

Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, hãy tránh những thói quen ăn uống làm tăng cholesterol này mỗi ngày. Một chế độ ăn uống phù hợp cùng một lối sống lành mạnh sẽ mang lại một cơ thể khỏe mạnh về lâu dài.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/thoi-quen-an-uong-lam-tang-cholesterol-ban-nen-ngung-ngay-bay-gio-de-bao-ve-suc-khoe-tim-mach-30912/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY