Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thực hư chuyện phượt thủ chạy bộ 4500km liên tục trong 90 ngày mà không ăn thịt động vật?

Chạy bộ liên tục suốt 3 tháng từ bờ hồ Hoàn Kiếm sang Singapore nhưng anh Nguyễn Hoa Việt không hề dùng đến thịt động vật. Vậy làm cách nào để anh vẫn đảm bảo sức khỏe để thực hiện suôn sẻ hành trình này, các bạn cùng xem giải đáp nhé!

Mới đây, sự kiện anh Nguyễn Hoa Việt (43 tuổi) xuất phát tại bờ hồ Hoàn Kiếm ngày 4/11/2018 và cán đích ngày 2/2/2019 tại Singapore khiến dư luận không khỏi xôn xao bàn tán.

Theo người đàn ông này chia sẻ, trong 90 ngày đó anh Việt chạy bộ liên tục, chỉ nghỉ duy nhất một ngày vì bị ốm. Hành trình chạy bộ 4.500km đã đưa anh Việt qua 6 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Không ăn thịt động vật và chạy bộ liên tục, người đàn ông này làm cách nào để đảm bảo sức khỏe?

Sau khi chia sẻ, câu chuyện chạy bộ của anh Việt đã thu hút rất nhiều ý kiến của mọi người. Đa số đều chúc mừng anh vì đã hoàn thành mục tiêu khó khăn, một số khác thì thắc mắc tại sao từ Việt Nam sang Singapore lại có thể chạy bộ khi mà chỉ có duy nhất con đường biển.

Chia sẻ về thắc mắc trên của nhiều người, anh Việt cho biết những người đặt ra câu hỏi này thực sự đã không đọc kỹ về hành trình chạy bộ của anh: “Mình đi qua cầu. Từ Malaysia sang Singapore có cây cầu Causeway”, anh Việt trả lời.

Hình ảnh cây cầu Causeway nối Malaysia với Singapore. Ảnh: NVCC

Cùng chia sẻ về chế độ ăn uống của mình trong suốt hành trình này trên Tuổi Trẻ Online, anh Nguyễn Hoa Việt cho biết, anh vốn là người không ăn thịt, suốt 3 tháng này, ngoài cơm rau củ quả ra, anh Việt có ăn bổ sung thêm một số loại hạt các bạn tặng để ăn dọc đường như hạt hạnh nhân, điều, óc chó. Ngoài ra anh uống rất nhiều các loại nước nên cũng đảm bảo đủ năng lượng để cơ thể không bị bào mòn dẫn đến suy dinh dưỡng.

"Cũng khá lâu rồi tôi không dùng đến thịt vì tôi thấy không cần thiết. Cơ thể tôi tiêu hao năng lượng khá thấp nên việc ăn uống cũng không đòi hỏi quá cầu kỳ. Không hẳn cứ vận động cường độ cao thì phải dùng đến đạm động vật, nhiều thực phẩm từ thực vật có đầy đủ dưỡng chất.

Một bữa cơm trong hành trình chạy 4.500km của anh Việt và bạn đồng hành Lê Hoàng - Ảnh: NVCC

Trong suốt hành trình tôi chỉ giảm khoảng 2kg. Những ngày về cuối hành trình thì tôi cảm thấy mệt mỏi hơn vì phải qua nhiều đoạn giao thông đông đúc.

Tôi chủ động chạy chậm lại và chạy ít hơn thường lệ để đảm bảo thể trạng vẫn duy trì ở trạng thái hưng phấn cho đến những km cuối cùng.

Kết thúc hành trình, tôi thấy không khác biệt nhiều lắm so với những lần chạy một workout dài xong. Tôi nghĩ chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là tôi sẽ hồi phục hoàn toàn", anh Việt chia sẻ trên báo này.

Cơ thể chúng ta sẽ thế nào nếu ngừng ăn thịt động vật?

Trên thực tế, các nhà khoa học đã đưa ra những biến đổi tích cực của cơ thể nếu ngừng ăn thịt động vật.

Giảm nguy cơ bị ung thư: Một báo cáo gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa thịt đỏ nói chung có thể là tác nhân gây ung thư. Các chuyên gia kết luận chỉ cần ăn 50 g thịt chế biến, tức là khoảng 2 lát thịt xông khói/ngày, bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư ruột lên 18%.

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim: Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Lerner (Mỹ) cho thấy, carnitine, một chất dinh dưỡng được thấy trong thực phẩm, các phản ứng của vi khuẩn đường ruột góp phần vào sự phát triển của bệnh tim.

"Chất này đưa thêm vào bộ dữ liệu làm tăng mối liên quan giữa thịt đỏ, ăn carnitine và sự phát triển của bệnh tim", tiến sĩ Stanley Hazen, Chủ tịch bộ phận Tế bào học và phân tử của Viện Lerner giải thích.

Giảm cân: Một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Dược George Washington, Mỹ đã xác định được số cân nặng mà một người có thể giảm được nếu người đó chuyển từ ăn tạp sang ăn chay.

Theo đó, những người loại bỏ thực phẩm thịt ra khỏi chế độ ăn hàng ngày trung bình giảm được khoảng 2 kg mà không cần kiểm tra lượng calo hoặc tăng cường hoạt động thể chất.

Giảm nguy cơ tiểu đường: Các nghiên cứu đã tìm thấy rằng, những người ăn thịt có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhiều hơn so với những người ăn chay. Lý do là sự liên kết giữa hormone trong thịt với sắt và nitrat, đặc biệt là trong thịt đỏ gây ra bệnh.

Sử dụng những loại rau củ nhiều protein thay thế cho thịt

Như chúng ta đã biết, không chỉ trong các thực phẩm thịt cá mới chứa nhiều protein mà trong rất nhiều loại rau củ quả cũng chứa nhiều protein sạch dễ hấp thụ cho cơ thể chúng ta. Những loại rau củ quả nhiều protein bao gồm:

Các loại hạt: Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hồ đào… vừa rất dễ ăn lại vừa rất giàu protein. Bơ đậu phộng hay bơ quả hạnh cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn thay đổi khẩu vị.Tuy hạn chế duy nhất của các loại hạt là hàm lượng natri nhưng cũng không đáng kể nếu bạn tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Đậu Hà Lan: chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết như protein. Mỗi chén đậu Hà Lan (1 cup) có thể chứa hàm lượng protein tương đương với một cốc sữa- khoảng 8 gam protein. Tuy nhiên, nếu không phải là fan hâm mộ của loại đậu này nhưng vẫn muốn bổ sung protein từ chúng thì bạn có thể thêm vài hạt vào món salad hoặc pesto, sẽ rất dễ ăn.

Các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ hay tempeh (món ăn truyền thống bằng đậu nành có nguồn gốc từ Indonesia) từ lâu đã trở thành món quen thuộc và yêu thích của những tín đồ ăn chay. Chỉ cần 1/2 chén đậu phụ và tempeh cũng có thể cung cấp cho bạn một lượng protein từ 15-20 gram protein. Hai loại thực phẩm này cũng rất dễ chế biến và ngon miệng. Bạn có thể ăn sống hoặc chiên, xào tùy ý.

Rau xanh: Trong thực đơn hàng ngày, hầu hết các loại rau xanh không chứa nhiều protein như các loại thực phẩm khác. Bên cạnh đó, các loại rau xanh cũng là nguồn cung cấp không nhỏ các chất chống oxy hóa và môt số chất dinh dưỡng khác.

Sữa đậu nành: Lượng protein có trong sữa đậu nành gần tương đương với sữa bình thường (khoảng 8 gram mỗi chén – 1 cup). Sữa đậu nành (hoặc sữa quả hạnh) cũng vừa ngon miêng lại vừa có thể thay thế được các sản phẩm sữa động vật như sữa bò.

Súp lơ xanh (bông cải): có chứa lượng protein rất cao, ngoài ra nó còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Nhớ là bông cải tốt nhất khi nó có màu xanh sẫm, và lợi ích của nó giảm dần khi chuyển sang màu vàng.

Nấm: Một bát nấm có thể mang vào cơ thể bạn thêm 3,9g protein. Và với vị ngon ngọt không kém gì thịt cá của nấm, thật là thiếu sót nếu nấm không có trong danh sách này.

Măng tây: một bát nấm có thể mang vào cơ thể bạn thêm 3,9g protein. Và với vị ngon ngọt không kém gì thịt cá của nấm, thật là thiếu sót nếu nấm không có trong danh sách này.

Bắp Mỹ: chứa rất nhiều protein. Món này làm được rất nhiều món: luộc, nướng, làm sữa bắp, nấu canh, xào… Bắp vừa ngon lại vừa có thể thay thế hoàn toàn cho thịt.

Quỳnh Hoa (T/H)

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/thuc-hu-chuyen-phuot-thu-chay-bo-4500km-lien-tuc-trong-90-ngay-ma-khong-an-thit-dong-vat-26909/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY