Cây thuốc quanh ta hôm nay

Thuốc hay từ cây nhót

Nhót là cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả nhót được dùng ăn tươi là chính, ngoài ra, nó còn được nấu canh chua.

Tất cả các bộ phận của đều được dùng chữa bệnh. Theo Đông y, quả nhót vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm, ngừng ho hen suyễn và cầm tiêu chảy, lỵ. Liều dùng 9-15g/ngày. Xin giới thiệu một số cách dùng nhót làm Thuốc:

Chữa ho: quả nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Tất cả các bộ phận của cây nhót đều được dùng chữa bệnh.

Chữa hen phế quản: hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị Thuốc cho vào nồi, đổ 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước Thuốc, chia làm 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.

Chữa hen suyễn: lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng- tối, hòa với nước cơm nóng để uống. 15 ngày là 1 đợt. Có thể phải nhiều đợt.

Chữa ho ra máu: lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Các vị cho vào ấm, đổ nước sôi hãm như hãm trà. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn.

Chữa viêm xoang: dùng hoa nhót với búp cây đa lông với liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp).

Chữa tiêu chảy: quả nhót xanh 10 quả, rễ 4g, rễ cây mơ 2g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần.

Chữa kiết lỵ mạn tính: quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Các vị cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc uống ngày 1 thang chia làm 3 lần, uống liên tục 1 tuần đến 10 ngày.

Chữa gan lách sưng đau (ứ đờm kết và trở ngại đến việc lưu thông huyết mạch): hạt nhót giã nhỏ 10g, nghệ đen 8g. Tất cả sắc lấy nước uống.

Chữa phong thấp, đau nhức khớp: rễ 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm 1 chén con 20-25ml.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thuoc-hay-tu-cay-nhot-n158759.html)

Chủ đề liên quan:

cây nhót thuốc hay từ cây nhót

Tin cùng nội dung

  • Chữa viêm xoang bằng cây nhót là cách trị bệnh dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp đơn giản giúp khắc phục tình trạng bít tắc xoang...
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhót dại Rễ khư phong thông lạc, hành khí giảm đau. Quả thu liễm chỉ tả. Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm Thu*c tương tự như Nhót.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhót Loureiro Vị chua và se, hơi ấm; có tác dụng trừ ho chống hen, làm săn da, cầm ỉa chảy. Được dùng trị: Hen, viêm khí quản, khái huyết giả; Đau dạ dày, ỉa chảy; Viêm gan mạn tính, viêm xương tuỷ; Viêm tinh hoàn cấp tính.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhót núi Vị hơi đắng, chát, tính ấm. Lá bình suyễn chỉ khái. Rễ khư phong thông lạc, hành khí chỉ thống, tiêu thũng giải độc. Quả thu liễm chỉ tả. Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho. Quả dùng trị viêm ruột ỉa chảy.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nhót rừng Quả chín ăn tươi hay nấu canh chua. Dân gian dùng lá chữa bệnh tràng nhạc (Viện Dược liệu).
  • Theo Đông Y quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn, trị giun sán. Rễ có tác dụng cầm máu, giảm đau, thường dùng dưới dạng Thu*c sắc, dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị Thu*c khác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY