Đối với bàn chân bình thường, vòm bàn chân - phần nằm ở giữa bàn chân luôn cong lên khỏi mặt đất khi bạn đứng. Với người bị mắc bàn chân bẹt, bạn sẽ không thấy được đường cong này, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm sàn khi đứng.
Còn đối với người mắc chứng bàn chân lõm thì trọng lượng cơ thể lại chỉ dồn về phía đầu và gót chân, gây ra các cơn đau về sau khi đi đứng hoặc các vấn đề về việc giữ thăng bằng cơ thể.
Nguyên nhân gây bàn chân bẹt
- Dị tật bàn chân bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị bàn chân bẹt.
- Các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng do hoạt động quá sức, mang giày không phù hợp, chấn thương, tuổi tác gia tăng, béo phì, viêm khớp mãn tính.
- Dây chằng lỏng lẻo: dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Ngoài ra, mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
- Mất mô kết nối trong cơ thể do hội chứng hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng tăng động khớp.
-Các bệnh ảnh hưởng đến cơ và dây dần kinh như bại não, nứt đốt sống, loạn dưỡng cơ.
Cách nhân biết hội chứng bàn chân bẹt:
Trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt thường có các biểu hiện sau:
- Khi nhìn phía sau thấy lõm bàn chân trẻ sụp vào bên trong, chân xòe ra, bị đổ dồn về phía sau hoặc chân bị lệch.
- Trẻ bắt đầu đi được 1,5 năm thì có dáng đi lóng ngóng, hay ngã so với những đứa trẻ khác.
- Trẻ có dấu hiệu mỏi chân, biểu hiện vụng về hoặc gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.
- Chân của trẻ có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất.
- Góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều khi trẻ đứng quay mặt lại với bố mẹ.
Cách chữa trị hội chứng bàn chân bẹt
Trong y học có những biện pháp khác nhau để điều trị hội chứng bàn chân dẹt. Trong đó, có một cách đơn giản là dùng đế chỉnh hình y khoa không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Người lớn do cấu trúc xương đã phát triển cần đi đế chỉnh hình thường xuyên để hỗ trợ bàn chân khi đi lại hoặc khi chơi các môn thể thao. Với trẻ nhỏ, bạn nên chú ý ngay và phát hiện bệnh sớm để điều trị. Nếu không điều trị ngay, khi lớn trẻ dễ mắc các chứng đau cột sống và có nguy cơ phải dùng đế chỉnh hình suốt quãng đời còn lại.
Vi Nguyễn
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: