Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tình trạng sức khỏe thể hiện qua đôi mắt như thế nào?

Các bác sĩ thường kiểm tra mắt của chúng ta mỗi khi kiểm tra sức khỏe. Bạn đã bao giờ nghĩ tại sao họ lại làm như vậy

Không chỉ các vấn đề về thị lực, mà các bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm dấu hiệu của nhiều bệnh và tình trạng y tế chỉ bằng cách quan sát những thay đổi trên mắt. Dưới đây là một số biến chứng sức khỏe mà mắt có thể chỉ ra:

1. Căng thẳng

Co giật mắt là một dấu hiệu cho thấy bạn đang quá căng thẳng và cần nghỉ ngơi một chút. Co giật xảy ra khi các cơ và dây thần kinh xung quanh mắt bị kích thích. Uống quá nhiều caffeine, mệt mỏi hoặc căng thẳng đều có khả năng gây ra tình trạng này.

Co giật mắt là một dấu hiệu cho thấy bạn đang quá căng thẳng và cần nghỉ ngơi một chút.

Đôi khi co giật mắt là dấu hiệu của bệnh Parkinson, đa xơ cứng, liệt dây thần kinh mặt, tổn thương não do viêm hoặc đột quỵ, hoặc hội chứng Meige, một rối loạn vận động của hệ thần kinh.

2. Dị ứng

Ngứa mắt, còn được gọi là viêm mắt, thường do dị ứng có khả năng gây ra bởi phấn hoa, lông thú cưng, các chất kích ứng như khói bụi hoặc các sản phẩm như kem dưỡng da, dung dịch trang điểm hoặc kính áp tròng.

Ngứa mắt cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng, căng thẳng hoặc một tình trạng gọi là hội chứng khô mắt.

3. Mất ngủ

Mắt đỏ như máu hoặc mắt đỏ ngầu do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bụi, dị ứng hoặc cảm giác nôn nao. Tuy nhiên, mệt mỏi, căng thẳng hoặc mất ngủ cũng gây sưng các mạch máu có trên bề mặt màng cứng (phần trắng của mắt) và làm mắt đỏ ngầu.

Ngoài ra, xuất huyết dưới kết mạc cũng gây tích tụ máu trên kết mạc do vỡ mạch máu. Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm.

4. Khối u não

Lão hóa gây ra tình trạng sụp mí (ptosis), nhưng trong một số trường hợp hiếm hoi, sụp mí có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn như đột quỵ, u não hoặc bệnh nhược cơ (một rối loạn tự miễn dịch gây yếu cơ xương).

5. Bệnh tiểu đường

Đục thủy tinh thể, được đặc trưng bởi sự che phủ của thủy tinh thể, là một trong những biến chứng sớm nhất của bệnh tiểu đường và là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường.

Lượng đường trong máu cao làm cho bệnh đục thủy tinh thể dễ hình thành ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh đục thủy tinh thể và xảy ra thường xuyên ở người lớn tuổi.

6. Bệnh ung thư

Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư. Đục thủy tinh thể cũng là một tác dụng phụ có thể xảy ra của các phương pháp điều trị ung thư, bao gồm xạ trị, hóa trị và liệu pháp hormone.

7. Bệnh gan

Mắt vàng cũng là dấu hiệu của các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc vàng da. Sự gia tăng nồng độ bilirubin, một loại muối mật được sản xuất trong gan, trong cơ thể có thể khiến mắt chuyển sang màu vàng.

Mắt vàng cũng là dấu hiệu của các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan hoặc vàng da.

Nếu bạn bị vàng mắt kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chán ăn, nước tiểu sẫm màu hơn, ngứa, đau bụng, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

8. Các vấn đề về nội tiết tố

Bạn có đôi mắt sưng hoặc húp? Đôi mắt của chúng ta sưng húp sau khi khóc, uống quá nhiều rượu và do viêm kết mạc do virus, nhưng lẹo mắt, dị ứng, chấn thương mắt hoặc các vấn đề về nội tiết tố cũng có thể gây sưng mí mắt.

9. Huyết áp cao

Theo thời gian, huyết áp cao không được điều trị sẽ gây tổn thương võng mạc và gây ra các vấn đề về thị lực. Giảm thị lực, sưng mắt, vỡ mạch máu, nhìn đôi kèm theo đau đầu là những dấu hiệu và triệu chứng có thể có của bệnh võng mạc do huyết áp cao.

10. Cholesterol và chất béo trung tính cao

Các vòng màu xám xung quanh giác mạc, được gọi về mặt y học là arcus senilis, có thể cho thấy lượng cholesterol trong máu và chất béo trung tính cao trong cơ thể. Cholesterol cao là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim và đột quỵ. Ăn thức ăn béo, lười vận động, thừa cân, hút thuốc và uống rượu sẽ dẫn đến cholesterol cao.

11. Bệnh đa xơ cứng

Những bất thường về chuyển động của mắt thường gặp ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS). Viêm dây thần kinh thị giác, tình trạng viêm dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não, thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ai đó mắc bệnh.

Khoảng một nửa số người bị MS sẽ bị viêm dây thần kinh thị giác ít nhất một lần và khi nó xảy ra, họ có thể phát triển các triệu chứng như mờ mắt, xám xịt, mù một mắt trong thời gian ngắn và đau khi cử động mắt.

12. Chấn thương tâm lý

Cho dù bạn có tin hay không, đôi mắt cũng cho biết một người đã từng phải đối mặt với những kinh nghiệm đau thương nào trong quá khứ hay chưa.

Theo một nghiên cứu tại Anh được công bố trên tạp chí Biological Psychology vào năm 2020, đồng tử của những người mắc chứng rối loạn sang chấn sau chấn thương (PTSD) không co lại nhanh chóng để phản ứng với những thay đổi về mức độ ánh sáng.

Dựa trên những phát hiện của họ, các nhà nghiên cứu cho rằng PTSD có ảnh hưởng đến cả hai nhánh của hệ thần kinh tự chủ.

13. Mộng mỡ mắt (Pinguecula)

Nếu bạn nhận thấy một mảng màu vàng trên phần lòng trắng của mắt, đó có thể là do bạn dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời.

Các chuyên gia cho biết được gọi là pinguecula, những mảng màu vàng này thường vô hại, nhưng một tỷ lệ nhỏ là tiền ung thư.

Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nhãn khoa nếu bạn bắt đầu thấy các mảng màu vàng trên mắt.

14. Các vấn đề về tuyến giáp

Có một danh sách dài các vấn đề về mắt và sức khỏe có thể gây chảy nước mắt. Thời gian sử dụng màn hình quá nhiều, đau mắt đỏ (viêm kết mạc), dị ứng, viêm bờ mi (nhiễm trùng rìa mí mắt) khiến mắt chảy nước mắt thường xuyên hơn.

Nhưng chảy nước mắt cũng là một triệu chứng của các tình trạng y tế khác như liệt dây thần kinh mặt, hội chứng Sjogren, nhiễm trùng xoang mãn tính, các vấn đề về tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp.

Đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên chảy nước mắt mà không rõ lý do.

15. Bệnh hồng cầu hình liềm

Bệnh hồng cầu hình liềm là một nhóm bệnh rối loạn hồng cầu di truyền. Các tế bào hồng cầu di chuyển qua các mạch máu nhỏ để mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể.

Các tế bào hồng cầu bình thường có hình tròn, nhưng ở những người bị bệnh hồng cầu hình liềm, chúng tạo thành hình dạng méo mó (hình liềm). Điều này cản trở việc cung cấp oxy đến các mô, cũng như gây tắc nghẽn mạch máu trong mắt, dẫn đến đau mắt, đỏ mắt, mất thị lực ngoại vi, nhìn mờ, nổi bóng nước, vàng da…

16. Viêm cột sống dính khớp

Đây là một dạng viêm của bệnh viêm khớp, và những người bị tình trạng này có nguy cơ cao bị viêm mống mắt (vòng màu xung quanh đồng tử mắt). Viêm mống mắt, còn được gọi là viêm màng bồ đào trước, có thể gây đau mắt, đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.

Kiểm tra mắt thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và được điều trị trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.

Xem thêm:

Nghiên cứu mới cho biết ăn trứng mỗi ngày có thể gây ra bệnh tiểu đường

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tinh-trang-suc-khoe-the-hien-qua-doi-mat-nhu-the-nao-33282/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY