Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Trà có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên uống trà trong 6 trường hợp này

Không thể phủ nhận rằng trong trà có rất nhiều thành phần có lợi, giàu khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, kali…. Ngoài ra còn có các thành phần dược liệu như polyphenol, polysacarit và alkaloid.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2021, nhóm của Giáo sư Li Liming từ Trường Y tế Công cộng Đại học Bắc Kinh đã tiến hành một cuộc khảo sát với 500.000 người, bao gồm cả bệnh nhân tiểu đường và người không mắc bệnh tiểu đường.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm 8% ở những người khỏe mạnh uống trà mỗi ngày so với những người không bao giờ uống trà. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, những người uống trà hàng ngày có nguy cơ biến chứng vi mạch thấp hơn 12% và nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn 10%.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện ra rằng so với những người uống ít hơn 1 tách trà mỗi ngày, nguy cơ tử vong do bệnh mạch máu não trung bình giảm 22% đối với nam giới và 31% đối với phụ nữ uống hơn 5 tách trà xanh mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard chỉ ra rằng những người uống 5 tách trà mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp sẽ sản sinh ra một lượng lớn interferon kháng virus trong cơ thể, hàm lượng của nó gấp 10 lần so với người không uống trà giúp cơ thể kháng cúm hiệu quả.

Dựa trên những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng uống trà thường xuyên thực sự tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên uống trong 6 trường hợp

1. Vừa uống rượu xong

Rượu khiến thần kinh đại não hưng phấn cao độ, nhưng theophylin và cafein trong trà cũng làm thần kinh hưng phấn, từ đó tăng thêm gánh nặng cho tim, không những không đỡ nôn nao mà còn gây tổn thương lớn hơn cho tim.

Mới uống rượu xong thì không nên uống trà.

2. Chức năng gan bất thường

Phần lớn caffein và các chất khác trong trà đều được chuyển hóa qua gan, nếu gan bị bệnh uống quá nhiều trà vượt quá khả năng chuyển hóa của gan sẽ làm tổn thương mô gan, làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

3. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Chất caffein trong trà có tác dụng hưng phấn rõ rệt đối với hệ thần kinh trung ương, uống trà đặc biệt là trà đậm sẽ khiến não bộ con người ở trạng thái hưng phấn quá mức không được nghỉ ngơi.

4. Khi bị táo bón

Chất catechin polyphenol trong trà có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa nhất định, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho phân khô, gây táo bón hoặc làm bệnh nặng thêm.

Chất catechin polyphenol trong trà có tác dụng làm se niêm mạc đường tiêu hóa nhất định, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.

5. Khi bị gãy xương

Ancaloit trong trà có khả năng ức chế sự hấp thụ canxi ở tá tràng, đồng thời, nó cũng thúc đẩy bài tiết canxi trong nước tiểu, khiến cơ thể con người ít canxi hơn và dẫn đến thiếu canxi, làm chậm quá trình phục hồi gãy xương.

6. Đang dùng thuốc huyết áp

Điều này có nghĩa là khi bạn đang dùng thuốc hạ huyết áp không được uống trà. Vì trà có chứa thành phần phenolic nên sẽ phản ứng với một số thành phần trong thuốc hạ huyết áp, làm giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp.

Trà thực sự là đồ uống có lợi cho sức khỏe, chỉ cần uống một lượng phù hợp và tránh những trường hợp trên để tận dụng tối đa những chất có lợi.

Xem thêm: 5 thực phẩm giúp tăng cơ giảm mỡ, kiểm soát calo khiến bạn no lâu hơn, đừng bỏ qua khi giảm cân

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tra-co-nhieu-loi-ich-suc-khoe-nhung-tuyet-doi-khong-nen-uong-tra-trong-6-truong-hop-nay-36650/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY