Anh Nguyễn Thanh Hào (Võ Văn Tần, Q.3, Tp.HCM) trước đó bị huyết áp cao và chỉ số đo thường là 150/90mmHg. Và khoảng hơn 1 năm trước, anh Hào thấy cơ thể tôi có biểu hiện sút cân, uống nhiều nước, người mệt mỏi... Anh có đi khám và làm xét nghiệm đường huyết. Kết quả chỉ số đường huyết là 9,8, anh mắc phải bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Biết mình mắc phải bệnh mạn tính, không thể khỏi được. Xác định dùng thuốc Tây chữa bệnh đái tháo đường sẽ phải dùng lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe nên anh Hào chọn phương pháp tự chữa bệnh cho mình bằng lá cây chè tươi do bản thân thu thập lựa chọn kinh nghiệm từ nhiều người. Thật bất ngờ với tác dụng tuyệt vời của sinh tố trà xanh cùng lúc chữa ổn định cả 2 bệnh: đái tháo đường và cao huyết áp.
Những phát hiện mới nhất về trà xanh
Các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Atlanta (bang Georgia, Mỹ) cho biết, một loại chất chống ôxy hóa trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 1. Còn theo nghiên cứu mới đây của TS. Joe Vison thuộc Viện Đại học Scranton (bang Pennsylvania, Mỹ): trà xanh hay trà đen có tác dụng kỳ diệu đối với bệnh đái tháo đường. Uống 5 tách trà mỗi ngày, liên tục trong 3 tháng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ đường glucose trong máu giảm.
Nghiên cứu mới nhất mà các giáo sư ở Đại học Y Nhật bản: Ngâm chè trong nước đun sôi để nguội có thể chữa được bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu đã thí nghiệm nhiều lần trong suốt 3 năm trên 1.000 người bị bệnh đái tháo đường uống chè ngâm nước lạnh đã cho kết quả rõ: 82% người bệnh giảm tỷ lệ đường trong máu, có khoảng 9% người bệnh khôi phục trở lại bình thường. Qua nghiên cứu đã chứng minh, lá chè có một nguyên tố làm nên chất insulin và có khả năng loại bỏ lượng đường thừa trong máu mà ta quen gọi là “đường thừa của chè”…
Không nên quá kỳ vọng vào trà xanh chữa đái tháo đường
Theo Ths. BS. Nguyễn Huy Cường (Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội Tiết TW) cho biết: “Chưa có nhiều bằng chứng chứng minh trà xanh có thể ngăn ngừa đái tháo đường, vì vậy bệnh nhân không nên quá kỳ vọng vào các sản phẩm từ trà xanh. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường mà không có nhiều điều kiện chữa trị thì dùng trà xanh cho việc điều trị bệnh lâu dài là một ưu thế. Nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh có thể dùng trà xanh để điều trị bệnh. Khi dùng bệnh nhân phải thường xuyên đo lại đường máu để kiểm tra tác dụng của trà xanh”.
Tuy vậy, bệnh nhân cũng cần lưu ý, nếu dùng quá nhiều trà sẽ gây tim đập nhanh, hồi hộp, mất ngủ, loét bao tử khó lành, thiếu máu, thiếu sắt. Những người viêm loét dạ dày, táo bón, đang sốt cao không nên uống. Mọi lứa tuổi đều uống được nhưng với trẻ em phải pha loãng, phụ nữ có thai, táo bón nên thận trọng khi dùng. Chỉ nên uống 4-6 tách trà mỗi ngày (2-3 tách trà đậm đặc).
Một số cách dùng - Sinh tố chè tươi: dùng khoảng 1g lá chè tươi, rửa sạch để ráo nước, ngâm nước muối pha loãng sau đó rửa lại bằng nước sôi để nguội cho lá chè hết mặn. Sau đó, thái nhỏ lá chè tươi cho vào máy xay sinh tố, chế thêm ít nước. Lọc kỹ vài lần, lấy khoảng 1,5 lít nước sinh tố cho bình để vào tủ lạnh uống dần. Ngày uống 3 lần sau bữa cơm là tốt nhất. - Trà ích mẫu: hạt cây ích mẫu và trà xanh mỗi thứ 6-9g, đun sôi với 600ml còn 1/2 hoặc để sôi 20 phút. Uống nóng ngày 2 lần. - Trà mễ tiêu thực: gạo tẻ 100g, chè xanh 6g. Hãm chè bằng nước sôi 15-20 phút, lọc lấy nước nấu cháo. Uống nóng ngày 1 lần. |
Đông Giang
Theo chuyên đề
Sức khỏe gia đình (NXB Y học)
Chủ đề liên quan: