Trầm cảm (depression) là một bệnh lý rối loạn về tâm trạng hay còn gọi là rối loạn khí sắc (mood disorder).Trong trạng thái trầm cảm, người bệnh thường hay đánh giá thấp về bản thân, cảm thấy mình có lỗi, buồn khổ, giảm giá trị, mất hứng thú đối với cuộc sống, và mơ hồ về tương lai.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, trên thế giới có gần 300 triệu người mắc trầm cảm.
Tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, chiếm 4% dân số (số liệu 2015). Trong đó có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.
Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đàn ông.
PGS.TS Nguyễn Doãn Phương (Viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
|
Ảnh minh họa |
1. Trầm cảm là một tình trạng sức khoẻ
Trầm cảm không đơn thuần xuất phát từ yếu tố tâm lý mà nó là một tình trạng sức khỏe có sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, sinh học, môi trường.
Và điều quan trọng nên nhớ là bạn không thể tự mình chữa bệnh trầm cảm.
Do vậy bạn cần nói với bạn bè, người thân trong gia đình về tình trạng của mình để dễ dàng thoát khỏi nó.
Bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ là những người sẵn sàng chia sẻ với bạn nhất.
2. Biểu hiện trầm cảm: tinh thần lẫn thể xác
Bên cạnh các biểu hiện về tâm lý, thì người bị trầm cảm cũng có thể gặp nhiều triệu chứng khác về mặt thể chất như: đau nhức, đau đầu, chuột rút, các vấn đề về tiêu hóa. Cụ thể như:
- Dễ cáu gắt
- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử hoặc những nỗ lực tự tử
- Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
- Tâm trạng buồn bã, lo lắng
- Di chuyển hoặc nói chuyện chậm hơn
- Cảm giác tội lỗi, vô giá trị hoặc bất lực
- Khó ngủ, thức dậy sớm, hoặc ngủ quên
- Không quan tâm hoặc thích thú tới bất kì hoạt động nào
- Cảm thấy bồn chồn hoặc có vấn đề ngồi yên
- Giảm năng lượng hoặc mệt mỏi
- Đau hoặc đau, nhức đầu, chuột rút hoặc các vấn đề về tiêu hóa mà không có nguyên nhân rõ ràng hoặc không giảm đi ngay cả khi điều trị
- Khó tập trung, ghi nhớ, hoặc ra quyết định
- Thay đổi trong sự thèm ăn và/hoặc trọng lượng cơ thể
3. Trầm cảm xảy ra ở mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có liên quan mật thiết đến các giai đoạn của người phụ nữ: trước mãn kinh, quá trình sinh, mãn kinh và chu kỳ kinh nguyệt.
Trầm cảm trước khi mãn kinh (PMDD)
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Nhưng có một dạng PMS ít gặp hơn, nghiêm trọng hơn gọi là rối loạn dysphoric tiền kinh nguyệt (PMDD).
PMDD là một tình trạng nghiêm trọng nếu xuất hiện các triệu chứng như kích thích, tức giận, tâm trạng chán nản, buồn bã, suy nghĩ tự sát, thay đổi thèm ăn, nôn, đau ngực, đau khớp hoặc cơ.
Phụ nữu trầm cảm nên gặp bác sĩ tâm lý để nhận tư vấn. |
Trầm cảm trong quá trình sinh
Mang thai luôn luôn là giai đoạn khó khăn nhất đối với mọi phụ nữ và do vậy việc trầm cảm là chuyện rất dễ gặp.
Từ giai đoạn ốm nghén, sinh con, chăm sóc con sẽ tác động nhiều đến tâm lý phụ nữ.
Nhiều bà mẹ phải trải qua giai đoạn “baby blues” - một thuật ngữ dùng để mô tả cảm giác lo lắng, bất hạnh, sự thay đổi trạng thái và sự mệt mỏi sau khi sinh.
Những cảm giác này thường hơi dịu đi, kéo dài một hay hai tuần, và rồi biến mất khi một người mẹ mới sinh đã thích nghi với việc có một đứa trẻ sơ sinh.
Việc trầm cảm có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con.
Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khoẻ tâm thần là cách tốt nhất cho người mẹ lúc bấy giờ.
|
Ảnh minh họa |
Trầm cảm ở giai đoạn mãn kinh
Perimonopause (chuyển sang mãn kinh) là một giai đoạn bình thường trong cuộc sống của một người phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều lúc nó lại là thách thức.
Nếu bạn trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, bạn có thể trải qua những vấn đề về giấc ngủ, thay đổi về tâm trạng. Những điều đó có thể là bình thường nhưng nếu bạn đang phải vật lộn với sự khó chịu, lo lắng, buồn rầu, hoặc mất niềm vui trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh, bạn có thể đang bị trầm cảm ở giai đoạn cuối.
Bệnh trầm cảm không giống nhau ở mọi phụ nữ. Cụ thể là không phải mọi phụ nữ bị trầm cảm đều trải qua mọi triệu chứng. Một số phụ nữ chỉ gặp một vài triệu chứng, một số khác lại gặp nhiều hơn.
Mức độ nghiêm trọng và tần số của các triệu chứng, thời gian kéo dài, sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và tình trạng bệnh.
Các triệu chứng cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.
Lời tạm kết cho những điều trên là bạn hãy nhớ rằng, chính bản thân là người “bác sĩ” chữa bệnh trầm cảm hiệu quả nhất. Nói như vậy có nghĩa là bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa trị được nhưng phải kiên trì và áp dụng nhiều phương pháp. Và hơn hết, điều quan trọng nhất là cần phải có nghĩ lực để vượt qua bệnh.
Trầm cảm thường được điều trị bằng thuốc men, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai.
Nếu những phương pháp điều trị này không làm giảm các triệu chứng, liệu pháp điện động dục (ECT) và các liệu pháp kích thích não khác có thể được lựa chọn.
Tiểu Bùi
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học
Chủ đề liên quan: