Hết thương, hết yêu, hết tình cảm hay hết duyên nhiều đôi vợ chồng đưa ra quyết định chia tay mặc dù đã có con - mối dây ràng buộc gia đình. Ly hôn là một điều mà không một ai mong muốn và trong một mối quan hệ cũng không thể đặt điều bât kỳ ai là người có lỗi nhưng phải làm sao khi con trẻ bị gọi là “đồ bị bỏ rơi”. Trong tình huống này chúng sẽ phải đối mặt với một chấn thương tinh thần rất nặng mà có lẽ không thể nào chữa lành, vết thương này có nặng hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào độ tuổi của chúng lúc cha mẹ ly hôn.
Đừng để con phải trả giá vì hành động của cha mẹ |
Theo nhà tâm lý học trẻ em Tiến sĩ Scott Carrol người Anh cho rằng nếu ly hôn xảy ra khi trẻ nhỏ trong độ tuổi sơ sinh, có lẽ chấn thương tâm lý sẽ thấp hơn, ông giải thích: “Có thể nói độ tuổi duy nhất ở trẻ mà ta được nói “chúng không biết gì” nằm trong khoảng dưới 2 tuổi, vì phần lớn khả năng nhận thức của trẻ phát triển mạnh mẽ vào khoảng 3 tuổi. Nhưng thực chất 2 tuổi chúng vẫn đã có thể nhớ, vì vậy chúng đã có thể nhận thức được sự thay đổi cảm xúc của cha mẹ, tuy đó chỉ là những hình ảnh không xác định nhưng nó đã tồn tại trong tâm trí chúng”
Từ sau 3 tuổi, trẻ đã đủ khả năng nhận thức mức độ tổn thương sẽ tăng lên dần và đỉnh điểm là lúc trẻ 11 tuổi. Tại thời điểm này trẻ có thể tiếp nhận hàng nghìn thông tin trong đó có thể cảm nhận được tầm quan trọng của gia đình và nhất là ý thức được mối quan hệ của cha mẹ. Chúng phát triển và gắn bó với gia đình với cha mẹ như một đơn vị. Lúc này hơn tất cả trẻ cần được hướng dẫn, bảo vệ và chăm sóc, nhưng tất cả sẽ bị phá hỏng nếu gia đình bị tan vỡ.
Carroll còn giải thích thêm “ly hôn có thể sẽ gây tổng thương cho trẻ nhưng đỉnh điểm đó chính là việc xung đột và cãi vả của cha mẹ”.
Làm cha mẹ thì không nên xung đột và cãi vả trước mặt trẻ con |
Cuộc xung đột chính là con mũi dao đau đớn nhất khắc ghi vào tâm trí trẻ, còn điều gì tôi tệ hơn khi một đứa trẻ chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã và đánh đập nhau, và chắc chắn khả năng rất cao chúng có sẽ đi lại vết xe của cha mẹ sau khi trưởng thành. Nhưng Carroll cũng đồng cảm và tạm chấp nhận ly hôn khi xung đột xảy ra quá thường xuyên và chỉ khi ly hôn là sự giải thoát duy nhất”
Trước dậy thì, chấn thương tâm lý cho trẻ có thể sẽ trầm trọng hơn bởi lúc này chúng chưa độc lập và chúng cần cha mẹ hơn bao giờ hết. Một khi mối dây liên kết giữa chúng với cha hoặc mẹ bị đứt thì chúng sẽ cảm thấy thiếu thốn như đang mất một phần trong cơ thể. Carroll nói “thật đáng thương nếu một đứa trẻ bị cô lập và buồn bã mà không có sự xuất hiện và trợ giúp của mẹ cha”, đau thân thể ta có chể chữa bằng thuốc riêng về tâm lý chỉ có thể sử dụng tình cảm để chữa trị, đứa trẻ sẽ không bao giờ hồi phục và tự đổ lỗi cho mình rằng “con đã làm sai gì mà mẹ rời xa con” Caroll nói thêm
Sẽ ra sao nếu ai đó nói với con bằng rằng "đồ bị bỏ rơi" |
Mọi chuyên lại khác khi một đứa trẻ lớn lên và lập gia đình, trong giai đoạn này chúng có nhiều thứ để suy nghĩ và quan tâm hơn là gia đình. Trưởng thành hơn, độc lập hơn và hiểu biết hơn điều này khiến chúng ít bị tổn thương hơn. Một khi đã đi qua độ tuổi dậy thì chúng có thể sẽ chấp nhận và hiểu được lý do cha mẹ chia tay. Carroll cho rằng trong độ tuổi teen chúng rất có thể ủng hộ cho cha mẹ và hiểu thấu được mọi việc. Sẽ mất một năm để trẻ tập làm quen với cuộc sống mới và hầu như trong độ tuổi này chúng rất dễ thích nghi với cuộc sống mới.
Vì vậy dù quyết định cuối cùng của bạn là gì ly hôn hay làm lại từ đầu thì nên tránh xung đột trước mặt trẻ, hãy ngồi xuống và nói chuyện, nói với nhau và nói với trẻ để chúng hiểu rằng cha mẹ không thể đi cùng nhau nữa
Simon
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: