Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Triệu chứng đau bụng ở trẻ không phải bệnh mà mẹ cần biết

Trẻ con thường gặp các vấn đề về sức khỏe hơn người lớn, đặc biệt là những cơn đau bụng bất thình lình. Tuy nhiên, không phải tình trạng đau bụng nào ở trẻ cũng là dấu hiệu của bệnh. Những triệu chứng đau bụng ở trẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết sơm và điều trị.

Đau bụng ở trẻ thông thường là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do ăn phải thức ăn kém vệ sinh, thường xảy ra ở giai đoạn chuyển mùa. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều triệu chứng đau bụng ở trẻ lại xảy ra do những lý do khách quan khác, và những cơn đau bụng này sẽ không quá gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết này để biết được những triệu chứng đau bụng ở trẻ không phải bệnh để có những cách xử lí phù hợp.

Trẻ bị lạnh bụng

Khi bắt đầu vao mùa hè, nhiều trẻ sẽ có dấu hiệu bị đau bụng. Tuy nhiên đây có thể đau bụng bệnh lý mà là do hiện tượng bị lạnh bụng ở trẻ.

Hiện tượng này xảy ra do thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn, vùng bụng của trẻ lại ít có mỡ, nên dễ bị tác động bởi nhiệt độ. Khi trẻ bị lạnh bụng, cơ trơn của dạ dày, đường ruột bị khí lạnh kích thích, rất dễ dẫn đến co bóp mạnh, gây ra đau bụng.

Để trẻ không bị lạnh bụng, khi ngủ các bà mẹ nên đắp một chiếc chăn mỏng lên bụng trẻ. Nếu trẻ bị đau bụng do lạnh bụng, bố mẹ có thể dùng khăn ấm đắp và mát xa cho trẻ, khí nóng sẽ làm cho dạ dày đường ruột được thoải mái, sẽ làm dịu những cơn đau bụng.

Trẻ hoạt động quá nhiều

Trẻ hoạt động quá nhiều là triệu chứng đau bụng ở trẻ không phải bệnh rất thường gặp, xảy ra khi trẻ vừa trải qua các hoạt động mạnh như chơi thể thao hoặc chơi đùa cùng các bạn.

Đau bụng dạng này được gọi là đau bụng vận động, khi ngừng vận động đau nhức sẽ hết. Chính những vận động làm cho dạ dày đường ruột dao động và giảm sự cung cấp máu cho bộ phận tiêu hóa, từ đó gây đau bụng

Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên theo dõi và có chế độ tập luyện phù hợp với trẻ. Việc luyện tập nên đi từ vận động thấp lên cao, hạn chế thay đổi cường độ vận động đột ngột.

Khi hoạt động quá nhiều, trẻ cũng rất dễ bị đau bụng

Trẻ lớn quá nhanh

Nhiều trẻ thường than với bố mẹ rằng mình bị đau bụng, nhưng những cơn đau bụng này lại nhanh chóng biến mất, điều này có thể là do sự phát triển quá nhanh của trẻ.

Khi trẻ phát triển nhanh, các cơ quan dạ dày đường ruột cũng phát triển theo, sự cung cấp máu cho dạ dày đường ruột sẽ không đủ, dẫn đến hiện tượng đau bụng.

Bởi vì triệu chứng này cũng không phải là bệnh, nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Khi trẻ bị đau bụng từng cơn, mẹ có thể xoa, mát xa nhẹ nhàng quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ hoặc dùng túi nước ấm, khăn ấm đắp lên phần bụng.

Trẻ bị dị ứng sữa

Nhiều trẻ thường hay bị chột bụng sau khi uống sữa, đây không phải là bệnh mà là tình trạng “bất dung nạp lactose” ở một số trẻ. Tình trạng này xảy ra do cơ thể trẻ không đủ men tiêu hóa để tiêu hóa hết lượng đường lactose có trong sữa, khiến trẻ bị khó tiêu và có những cơn đau bụng nhẹ.

Những cơn đau bụng này thường không kéo dài và cũng không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải hạn chế tình trạng này bằng cách lựa chọn những loại sữa không chứa lactose, những loại sữa này sẽ an toàn hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trẻ bị stress

Não bộ và hệ tiêu hóa có liên quan mật thiết đến nhau, vì thế nếu não bộ thường xuyên gặp vấn đề, thì hệ tiêu hóa cũng sẽ hoạt động không hiệu quả.

Nếu trẻ thường xuyên gặp áp lực, bị căng thẳng tâm lý thì trẻ cũng rất dễ bị đau bụng, điều này kéo dài còn có thể khiến trẻ bị đau dạ dày.

Nếu thấy trẻ thường xuyên có những cơn đau bụng mà không rõ nguyên nhân, ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống, bố mẹ cũng nên tâm sự và trò chuyện với trẻ để hiểu được những vấn đề mà trẻ đang gặp phải, từ đó có những biên pháp xử lí phù hợp.

Khi gặp nhiều áp lực, trẻ cũng rất dễ bị đau bụng

Cơ thể thiếu canxi

Một số trường hợp trẻ ngủ không ngon giấc, ra nhiều mồ hôi,và thường xuyên bị đau bụng, thì rất có thể trẻ bị đau bụng do thiếu canxi.

Trong máu cũng có một lượng chất canxi nhất định, nếu thiếu canxi sẽ tăng cao hưng phấn của cơ bắp thần kinh, cơ trơn thành ruột bị kích thích nhẹ sẽ dẫn đến co bóp mạnh dẫn đến đau bụng, hoặc đau lưng.

Trong trường hợp này, nên bổ sung nhiều nguồn thực phẩm chứa nguyên tố canxi, thực phẩm hàng ngày cần chú ý ăn nhiều trứng gà, thịt bò, tôm, đậu, rong biển, vừng, rau xanh… Đồng thời nên uống thêm viên canxi với sự kê đơn của bác sĩ.

Khi đã biết được những triệu chứng đau bụng ở trẻ nhưng không phải bệnh trên đây, chắc hẳn bố mẹ đã bớt lo lắng hơn khi phải đối mặt những cơn đau bụng của trẻ. Mặc dù những cơn đau bụng ở trẻ có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưngnếu những cơn đau bụng này kéo dài và kéo theo những triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp các bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Hoàng Oanh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/trieu-chung-dau-bung-o-tre-khong-phai-benh-ma-me-can-biet-26159/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY