Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tuổi thọ không chỉ phụ thuộc vào gen mà còn do 8 cách giữ sức khỏe sau bữa ăn

Nhiều người thường ngồi trên ghế sofa xem TV, điện thoại di động, trò chuyện sau bữa ăn, đặc biệt là sau bữa tối. Một số người thậm chí còn cảm thấy mệt và nằm vật ra giường sau khi ăn xong. Làm những việc này sau bữa ăn tuy rất thoải mái nhưng lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, lâu dần bệnh tật sẽ ập đến.

Chăm sóc sức khỏe sau khi ăn là một cách rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Đặc biệt khả năng tiêu hóa của đường ruột người già yếu đi, sau bữa ăn cần làm gì đó để giúp tiêu hóa tốt hơn.

Dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sau khi ăn, rất đơn giản và dễ thực hiện, tuân thủ lâu dài sẽ kéo dài tuổi thọ.

1. Súc sạch miệng sau khi ăn

Súc miệng sau khi ăn để giữ cho khoang miệng luôn ẩm và sạch, kích thích vị giác trên lưỡi, tăng cường chức năng vị giác, giảm số lượng vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh răng miệng và giảm tỷ lệ mắc các bệnh đường tiêu hóa.

Cách súc miệng đúng là cho nước súc miệng hoặc nước vào miệng, ngậm miệng, khuấy má và môi để nước tiếp xúc hoàn toàn với răng trong miệng. Dùng sức nước súc miệng nhiều lần để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và vảy mềm bám trong kẽ răng. Khi súc miệng bạn phải kiên trì, súc miệng kịp thời sau mỗi bữa ăn và súc miệng bằng nước muối nhạt hay nước chè thì càng tốt.

2. Nghỉ ngơi

Ngồi và nghỉ ngơi từ 10 đến 30 phút sau khi ăn, trước khi ngủ trưa, đi dạo hoặc làm việc khác, rất có lợi cho việc duy trì hoạt động của gan. Nhắm mắt và đầu óc nghỉ ngơi sau khi ăn để máu đến gan nhiều hơn, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tế bào gan.

Đối với người cao tuổi bị bệnh dạ dày, tốt nhất nên nằm nghỉ một lúc sau bữa ăn, vì bệnh dạ dày bị ảnh hưởng nhiều đến tư thế, khi nằm sẽ có cảm giác dễ chịu hơn một chút.

3. Xoa bụng

Vùng bụng trên rốn tương đương với ruột của tuyến môn vị, thường xuyên xoa bóp giúp đẩy nhanh nhu động đường tiêu hóa và tăng tiết dịch vị, giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết.

Thường xuyên xoa bóp giúp đẩy nhanh nhu động đường tiêu hóa và tăng tiết dịch vị, giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết.

Xoa bụng sau khi ăn cũng được sử dụng như một kích thích lành tính, truyền đến não qua dây thần kinh, có lợi cho việc điều hòa chức năng nội tiết, hỗ trợ điều trị các bệnh khác nhau như ăn không tiêu, viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mãn tính, rối loạn thần kinh tiêu hóa, viêm túi mật mãn tính và các bệnh khác.

Phương pháp cụ thể là: đặt lòng bàn tay lên bụng, lấy rốn làm trung tâm, massage từ từ và nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ từ 20 đến 30 vòng mỗi lần.

4. Nghe nhạc nhẹ nhàng

Nghe nhạc nhẹ nhàng và tươi mát trong khi ăn có tác dụng thúc đẩy cảm giác thèm ăn và giúp tiêu hóa. Nghe nhạc sau bữa ăn có thể làm bạn phấn chấn hơn, giúp bạn tràn đầy sức sống và quên đi lo lắng. Các chuyên gia y tế Ba Lan từng khuyên bệnh nhân dạ dày nên nghe đĩa nhạc của Bach sau mỗi bữa ăn để thúc đẩy quá trình hồi phục.

Đặc biệt, không nên cho người cao tuổi nghe âm thanh ồn ào, mạnh mẽ, nhạc sôi động, giai điệu buồn rười rượi, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và chức năng tiêu hóa.

5. Đi bộ chậm

Đi bộ chậm rãi sau khi ăn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày và quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Đồng thời, đi dạo sau bữa ăn cũng tiêu hao một lượng calo nhất định và có vai trò trong việc giảm cân. Nhưng không nên đi bộ nhanh sau khi ăn, không vận động gắng sức, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thời gian đi bộ nên sau bữa ăn 20 phút. Những người có vóc dáng kém, người bị bệnh dạ dày và các bệnh khác không nên đi dạo sau bữa ăn và nên nằm ngửa trong 10 phút.

Đi bộ chậm rãi sau khi ăn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp bài tiết dịch tiêu hóa ở dạ dày và quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

6. Tư thế quỳ

Theo báo cáo, các nhà khoa học nhận thấy rằng trước khi phát minh ra ghế, không có ghi chép nào về bệnh béo phì và các bệnh đường tiêu hóa trong lịch sử y tế. Trước khi phát minh ra ghế, người ta sử dụng tư thế quỳ để nói chuyện, ăn uống,..

Bài tập tư thế quỳ phù hợp với những người vận động không đủ, đặc biệt là tập sau bữa ăn thì hiệu quả càng tốt. Tư thế quỳ gối có lợi cho nhu động đường tiêu hóa và ngăn tích tụ mỡ vùng bụng. Tất nhiên, những người bị bệnh xương khớp chi dưới không nên sử dụng phương pháp này.

7. Kiểm soát cơn giận

Sau khi ăn, nếu bạn có tâm trạng tức giận, buồn bực sẽ dẫn đến rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Điều này sẽ làm rối loạn tiêu hóa, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.

8. Nhai kẹo cao su

Ợ chua xảy ra khi có quá nhiều axit trong dạ dày. Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng nhai kẹo cao su sẽ giúp giảm các triệu chứng ợ chua và bảo vệ đường tiêu hóa. Nhai kẹo cao su không dưới 30 phút để nước bọt tiết ra đủ trong miệng làm loãng axit trong thực quản và dạ dày.

Cần lưu ý không ăn kẹo cao su có vị chua như chanh, cam, nếu không sẽ đẩy nhanh quá trình tiết axit dịch vị và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ợ chua.

Tóm lại, tuổi thọ của một người không chỉ phụ thuộc vào gen mà còn phụ thuộc vào những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Hãy chú ý đến 8 cách giữ sức khỏe sau bữa ăn này để sống lâu và khỏe mạnh.

Xem thêm: 3 kiểu hành vi của nam giới sau khi thức dậy vào buổi sáng còn tai hại hơn là uống rượu bia

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/tuoi-tho-khong-chi-phu-thuoc-vao-gen-ma-con-do-8-cach-giu-suc-khoe-sau-bua-an-35920/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY