Bệnh gặp nhiều ở nam (75%) hơn ở nữ (25%) và mọi lứa tuổi. Ở Việt Nam, thường là 45 tuổi, ở Hoa Kì 53 tuổi và Pháp 60 tuổi.
Ung thư gan có hai loại: nguyên phát và và thứ phát. Ung thư nguyên phát thường phát sinh từ các tế bào của gan hoặc từ cá tế bào của ống mật trong gan. Ung thư thứ phát thường phát sinh từ ung thư đường tiêu hóa theo tĩnh mạch cửa tới gan. Un thư gan nguyên phát thường gặp nhiều ở các nước Á - Phi, trái lại, ít gặp hơn ở các nước Âu - Mĩ.
Gan xơ là một điều kiện rất thuận lợi cho ung thư gan xuất hiện. Từ 2/3 - 3/4 ung thư gan nguyên phát xuất hiện trên gan xơ. Ở Hoa Kì và Pháp, đã có tài liệu cho biết gan xơ là hậu quả tất yếu của viêm gan do virus và ung thư gan nguyên phát là hậu quả của gan xơ. Do đó, người ta đã chế tạo và dùng khá rộng rãi vaccine chồng virus viêm gan.
Tỉ lệ kháng nguyên Ôxtrâylia do nhiễm virus ở người bị ung thư gan cam 50% so với người thường (15%).
Nhiễm sắc tố sắc, sán gan cũng được coi là yếu tố thuận lợi để ung thư gan nguyên phát phát sinh.
Men aflatoxin từ nấm Aspergillus flavus trong thức ăn thực vật (gạo, mì, vừng, dậu…) bị mốc có tác dụng gây ung thư mạnh. Nghiện rượu hoặc thức ăn thiếu menthionin, xystin, đạm cũng có thể làm phát sinh ung thư gan.
Giải phẫu bệnh: Tổn thương ung thư gặp ở bất cứ thùy nào của gan phải hay gan trái. Có thể có một u to hoặc nhiều u nhỏ.
Trong “Bách khoa bệnh thư học” của NXB Giá Dục, Giáo sư Nguyễn Văn Vân đã mô tả chi tiết ung thư gan như sau:
Về đại thể: Ung thư gan là một hoặc nhiều khối màu trắng bóng nổi gồ trên mặt gan. U to hay nhỏ là tùy trường hợp. Có trường hợp u quá to, chiếm gần hết cả thùy gan, cả mặt trên và mặt dưới của gan chỉ để một ít mô lành bao quanh. Chung quanh u lớn thường có nhiều u nhỏ. Các u nhỏ được coi như di căn của u lớn. Các u làm cho gan to lên nhiều, có khi nặng tới 4-5kg. Cũng có trường hợp u quá nhỏ, ở giữa mô lành, nắn cũng không thấy. Trước mổ cầ gi vang siêu âm, chụp cắt lớp điện toán để phát hiện. Trong khi mổ, cũng vẫn cần đến siêu âm để tìm u.
Mặt khối u lổn nhổn không đều. Có khi trên mặt không còn mô lành hoặc mô lành vẫn còn nhưng chỉ là một lớp rất mỏng. Nắn khối u thấy rắn chắc. Cắt ngang trông giống như mô não. Trường hợp bệnh phát triển đã lâu, khối ung thư mềm, nhũn, căng và có cảm giác như sắp vỡ, trên mặt có nhiều mạch mãu nổi, căng, chạy vòng vèo. Có thể có nhiều u nhỏ chụm với nhau thành một hoặc nhiều đám. Có nhiều trường hợp, cả một vùng rộng của gan, cả một thùy hay toàn bộ gan sần sùi, rắn chắc, màu sẫm, trông giống như một tảng cơm cháy (phần gan lành còn lại nhẵn và thường bị xơ, đầu đinh rõ, cứng và thẫm màu).
Vi thể ung thư biểu mô, có 3 loại: Ung thư liên bào tế bào gan chiếm đa số (80-90%): các tế bào gan xếp thành bè hoặc không theo một trật tự nào.
Ung thư liên bào ống mật chỉ có khoảng 5-10%: các tế bào ống mật xếp thành hình ống tuyến. Dạng trung gian vừa có ung thư liên bào tế bào gan, vừa có ung thư liên bào ống mật, có khoảng 1-2%.
Ung thư liên kết (hay sacom) chiếm tỉ lệ rất thấp (1-2%). Thường là ung thư mạch, ung thư cơ trơn và ung thư cơ vân.
Ở Việt Nam, hầu hết gặp ung thư liên bào tế bào gan, thỉnh thoảng mới có một trường hợp ung thư liên bào ống mật.
Từ khối ung thư gan, tế bào ung thư lan sang các vùng khác của gan. Vì vậy, cạnh khối u to thường có nhiều u nhỏ rải rác xung quanh và lan sang cả thùy bên cạnh. Ung thư gan phát triển, phá vỡ bao Glisson để ra ngoài di căn vào cơ hoành là chính. Cũng có trường hợp di căn vào góc phải đại tràng hoặc vào mặt trước dạ dàu. Theo hệ tĩnh mạch trên gan để vào tĩnh mạch chủ dưới, vào tim, vào phổi. Phổi là cơ quan dễ bị di căn. Tế bào ung thư gan còn có thể vào vòng đại tuần hoàn để di căn tới các nơi khác như xương, hoặc làm dày tĩnh mạch cửa, gây hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc di căn đến các khu vực thuộc hệ tĩnh mạch cửa. Theo bạch mạch vào các hạch, chủ yếu vào các hạch ở cuống gan, ở trung thất; vào phúc mạc: trên phúc mạc, thành bụng có nhiều nhân nhỏ rời rạc hoặc làm thành những đám màu trắng đục. Trong những trường hợp này, thường có kèm thêm cổ trướng.
Nhận biết các triệu chứng của ung thư gan
1. Triệu chứng chức năng:
Đau: lúc đầu, bệnh nhân không đau, đến thời kì bệnh đã phát triển, 20% số bệnh nhân vào viện vì đau thực sự, 60% chỉ thấy tức ở vùng gan, còn 20% hoàn toàn không đau.
Chán ăn: đầy bụng sau khi ăn.
Hạ đường huyết: thường xuất hiện vào buổi sáng bằng những cơn ngất xỉu hay hôn mê, bệnh nhân tỉnh lại ngay. Nếu đo đường huyết thì thấy thấp (dưới 0,05g/lít)
2. Triệu chứng thực thể:
Khám gan: Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đến khám vì có khối u. U nằm dưới bờ sườn phái hoặc bờ sườn trái, hoặc ở vùng trên rốn. Đặc biệt, nó hình như liên tục với bờ sườn. Có trường hợp, nhìn đã thất u, nhưng cũng có trường hợp nắn sâu mới phát hiện được. U rắn, mặt sần sùi, nắn không đau, nhưng nếu u đã bị apxe hóa thì mềm, nắn đau, do đó rất dễ lầm với apxe gan. Nghe trên khối u có thể có tiếng thổi do mạch mãu giãn. Bên cạnh khối u, gan mềm mại hoặc cứng, có khi nắm thấy rõ bờ sắc của gan xơ.
Khám bụng: Ở giai đoạn đầu, không phát hiện được dấu hiệu bất thường. Ở giai đoạn muộn, thành bụng có tuần hoàn bàng hệ, cổ trướng xuất hiện nhiều hoặc ót.
Khám toàn thân để phát hiện di căn. Có khối u rất nhỏ, đường kính chỉ khoảng 1cm. Do đó, muốn phát hiện phải dùng đến siêu âm và chụp cắt lớp điện toán.
3. Triệu chứng toàn thân:
Lúc đầu, bệnh nhân ăn ngủ bình thường, về sau gầy nhanh rồi suy kiệt, cuối cùng chỉ còn da bọc xương, da xanh lướt hoặc vàng, bụng cổ trướng to, đau suốt ngày đêm. Khi mổ ung thư bị hoại tử, bệnh nhân bị sốt, có thể sốt cao, kháng sinh không có tác dụng. Vàng da không phải là triệu chứng phổ biến được gặp trong ung thư tế bào ống mật hoặc u chèn vào cuống gan.
4. Triệu chứng X-quang:
Chụp gan từ xa. Cho bệnh nhân uống baryt để chụp dạ dày; do sự thay đổi của hình dạ dày, biết được tình trạng cảu gan. Gan to sẽ đẩy dạ dày sang trái hoặc đẩy tá tràng xuống dưới.
5. U ở thùy phải:
Nếu y ở phía trên gan, vòm hoành phải sẽ lên cao và không đều. Nếu u ở phái dưới gan, hành-tá tràng bị đẩy từ trên xuống dưới.
6. U ở thùy trái:
Bờ cong nhỏ bị lõm trong và đều. Dạ dày bị đẩy từ phải sang trái. Chụp gan không chuẩn bị để biết kích thước của gan. Nếu gan to, vòm hoành trái 1-2cm. Bờ phải – dưới cảu gan sa xuống dưới nhiều, có khi tới mào chậu phải.
Tóm lại, trước một bệnh nhân nghi có ung thư gan, phải chụp gan có chuẩn bị và không chuẩn bị để biết kích thước cảu gan và sự thay đổi của hình dạ dày. Chụp tĩnh mạch cửa để tìm vùng khuyết ở gan, hình khuyết này có thể là hình của khối u hoặc hình của apxe. Chụp động mạch gan: thấy một vòng của gan có mạch máu to ngoằn ngoèo. Chụp phổi để tìm di căn. Chụp lấp lánh thấy có một hoặc nhiều hình khuyết vì mô ung thư không có định chất phóng xạ. Phương pháp này rất ít được sử dụng.
7. Ghi vang siêu âm được sử dụng nhiều vì phát hiện được các u nằm trong khu mô gan hoặc nằm phía sau gan mà khám lân sàng (kể cả soi ổ bụng) không thấy. Ngoài ra, phương pháp này không nguy hiểm, sử dụng dễ dàng.
8. Chụp cắt lớp điện toán phát hiện được những u rất nhỏ (đường kình 1cm) và cả vị trí của chúng. Nhờ chụp cắt lớp điện toán, người ta phát hiện rất sớm u ở gan.
9. ổ bụng qua ống soi, chỉ nhìn được mặt trên và mặt dưới cảu gan, không nhìn được mặt say gan. Phương pháp này cho biết vị trí, kích thước của khối u và phần gan còn lại vẫn bình thường hay đã bị xơ gan,
10. Chọc dò, chọc sinh thiết bằng kim to và dài, chọc qua thành bụng vào khối u. Hiện nay chúng tôi dùng kim Menghini (của Italia) để chọc dò và lấy mô u là xét nghiệm. Với loại kim này, chúng tôi chưa thấy lần nào có biến chứng chảy máu.
11. Chẩn đoán xác định: U ở gan: u cứng, mặt sần sùi, nắn không đau. Tìm α và foeto protein: nếu dương tính thì chắc chắn là ung thư. Để chắc chắn, phải làm sinh thiết. Sau khi có chẩn đoán xác định, phải tìm xem có khả năng mổ được hay không, căn cứ vào: vị trí khối u; thùy nào; phân thùy nào; ở một hoặc ở cả hai bên gan và bên nào là chính; kích thước khối u: u nhỏ thì dễ lấy đi; u có di động không, còn di động thì còn có thể lấy đi được; di căn: tìm di căn ở phổi, thành bụng, ở xương.
12. Chẩn đoán phân biệt: Apxe gan do amip: nếu khối ung thư gan đã apxe hóa thì rất khó chẩn đoán phân biệt với apxe gan do amip. Xơ gan phì đại: nếu gan cũng to, cứng và không đâu. Gan thường to toàn bộ. Nhưng cũng có trường hợp gan chỉ phì đại một thùy. Gan phì đại tiến triển chậm, còn ung thư gan tiến triển rất nhanh.
13. Diễn biến và biến chứng: Ung thư gan tiến triển nhanh. Từ lúc phát hiện đến khi bệnh nhân chết thường không quá 6 tháng. Tiên lượng càng xấu nếu ung thư xuất hiện trên gan xơ. Bệnh nhân chết trong tình trạng da bọc xương, da và mắt vàng, cổ trướng to. Lúc này bệnh nhân thường đau nhiều, chết trong hôn mê hoặc do di căn phổi. Trong quá trình diễn biến, khối u có thể vỡ gây chảy máu trong hố bụng. Bệnh cảnh lâm sàng là hội chứng chảy máu trong mà đôi khi lầm với hội chứng viêm phúc mạc.
Chảy máu là do một ung thư bị vỡ tự nhiên hoặc do một chấn thương ở bụng (một chấn thương dù nhỏ cũng đủ làm vỡ nhân ung thư). Do đó, có trường hợp bệnh nhân đang nằm viêm chờ mổ thì ung thư vỡ. Chẩn đoán trong trường hợp này không khó, nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân được chuyển tới viện để cấp cứu với chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp, thủng dạ dày, tắc ruột hay viêm phúc mạc do bệnh đường mật. Khổ mở bụng, thấy có máu, kiểm tra gan mới phát hiện ung thư. Chảy máu do ung thư gan vỡ là một biến chứng rất nặng. Điều trị chỉ còn cách cắt gan, tức là cắt bỏ phần ung thư bị vỡ hoặc thắt động mạch gan. Tiêu lượng rất xấu.
Các phương pháp điều trị ung thư gan
Dùng nhiều loại hóa chất kết hợp với các phương pháp khác. Nếu chỉ dùng hóa chất thì kết quả chỉ là tạm thời. Hiện nay, người ta dùng hóa chất trước và sau mổ. Kết quả có tốt hơn nhưng cũng chỉ thấy ở một số bệnh nhân. Hóa chất lại rất đắt tiền, nên còn ít được sử dụng ở Việt Nam.
1. Điều trị ung thư phan bằng phẫu thuật:
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu. Cắt gan hay cắt động mạch gan tùy theo khối lượng khối u, vị trí cùng sự lan tỏa của nó.
Cắt gan hiện được sử dụng nhiều. Cắt gan tuy không phải là một phẫu thuật khó nhưng đòi hỏi phải có đầy đủ trang bị, có đủ máu và phẫu thuật viên phải có kinh nghiệm.
Có 2 loại cắt gan: cắt gan không có kế hoặch và cấy gan có kế hoặch:
- Cắt gan không có kế hoạch: cắt bỏ phần gan không căn cứ vào sự phân bố của mạch máu, hiện này phương pháp này đã loại bỏ. Căt gan có kế hoạch có 2 phương pháp. Phương pháp Lartat- Jacob (Pháp, 1952): tìm các mạch máu trên gan, các mạch máu và đường dẫn mật ở rốn gan trước khi cắt. Phương pháp này có những nhược điểm là rất khó tìm các mạch máu ở trên gan vì chúng rất sâu, ngắn, thành của chúng rất mỏng. ếu có u lớn che lấp rốn gan thì rất khó tìm các mạch máu và uống dẫn mật; chỉ cắt bỏ được một phần lớn của gan, ví dụ cắt bỏ thùy phải hay thùy trái, cắt gan phải hay gan trái, không cắt bỏ được phân thùy hay tiểu phân thùy. Nếu phân bố mạch máu trong gan có sự bất bình thường thì dễ gây hoại tử của phần gan để lại. Phương pháp Quattelbaum (Hoa Kì, 1953), Fineberg (Hoa Kì, 1956), Tien Yu Lin (Trung Quốc, 1958) và Tôn Thất Tùng (1963): tìm động mạch, tĩnh mạch và đường dẫn mật trong gan, dựa vào các rãnh của gan để tìm vị trí và hướng đi của chúng trước khi cắt gan.
- Cắt gan không phải bằng dao kéo, mà dùng ngón tay trái và ngón tay trỏ bóp nát mô gan để phát triển động mạch, tĩnh mạch và đường dẫn mật ở trong gan. Phương pháp này có những ưu điểm là cắt bỏ được bất cứ phần nào của gan từ tiểu phân thùy cho đến thùy gan. Do đó có thể cắt bỏ gan phải hoặc gan trái, thùy phải hoặc thùy trái, phân thùy, tiểu phân thùy không cần phải phẫu tích để bộc lộ tĩnh mạch trên gan (rất khó và nhiều khi không làm được) và động mạch, tĩnh mạch, đường dẫn mật ở cuống gan. Nếu tĩnh mạch trái nằm ở trong nhu mô, một di dạng thường thấy, thì khó làm bộc lộ được nó. Thời gian từ khi đặt dao lên cắt đến khi phần gan có u được cắt bỏ từ 4-10 phút; không sợ những bất thường của các mạch máu hay đường dẫn mật ở trong gan.
2. Thắt động mạch gan:
Thắt động mạch gan chung hay động mạch gan riêng nhằm mục đích cắt nguồn nuôi dưỡng khối u. Phẫu thuật nhẹ nhãng, không làm mất máu dễ thực hiện. Sau mổ, khối u nhỏ lại nhưng ít khi mất hẳn, bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân và giảm đau. Tuy vậy, kết quả thất thường và nhiều bệnh nhân chết trong năm đầu sau mổ.
Bengmark (Thụy Điển) không chủ trương cắt gan mà chỉ thắt động mạch gan kết hợp với hóa chất. Ngoài động mạch gan riêng hay chung, ông còn thắt tất cả các động mạch đưa máu đến gan qua các dây chằng tam giác trái, phải, dây chằng vành…
Hiện nay, cắt gan hay thắt động mạch gan kết hợp với nhiều loại hóa chát là phương pháp chính để điều trị ung thư gan. Trên thế giớ một số thầy thuốc đã dùng phương pháp cắt bỏ toàn bộ gan rồi ghép gan.
Nguyên An
Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình
Chủ đề liên quan: