Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

UNG THƯ VÒM HỌNG khó phát hiện được ở giai đoạn sớm

Ung thư vòm họng là một bệnh phổ biến ở Đông Nam Á. Bệnh có liên quan đến virus Epstein Barr (EBV), được điều trị bằng tia phóng xạ (còn điều trị hóa chất đang được nghiên cứu) vì bệnh nhân thường có di căn xa.

Trong "Bách khoa thư bệnh học" của NXB Giá dục, Giáo sư Phạm Thụy Liên mô tả chi tiết về căn bệnh ung thư vòm họng như sau:

Từ tâu, ung thư vòm họng đã được các chuyên gia ung thư chú ý. Năm 1921, Regaud và sau đó Schmincke lầ đầu tiên mô tả thể giải phẫu bệnh ung thư vòm họng là loại ung thư lympo biểu mô và ngày nay Tổ chức chống ung thư xếp vào loại UCNT (ung thư biểu mô không biệt hóa). Sau đó, Baclesse (1933) rồi Ducuing (1949) đã đề cập đến viện chẩn đoán và điều trị bằng X-quang. Từ năm 1964, việc phát hiện EBV và mối liên quan của nó với ung thư vòm họng đã mở ra một giai đoạn mới. Virus Ecpet gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư vòm họng, đặc biệt là sự gia tăng giá huyết thanh của bệnh nhân ung thư vòm họng với những kháng nguyên đặc hiệu của EBV là cơ sở để phát hiện, chẩn đoán sớm và đánh giá tiên lượng ung thư vòm họng.

Ở Việt Nam, trước 1955 người ta chưa biết rõ loại ung thư này. Từ năm 1955, giáo sư Trần Hữu Tước và cộng sự đã có nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứ đã đề cập đến nhiều mặt đặc biệt về dịch tễ học và phát hiện sớm bằng các phương pháp miễn dịch học.

Nguyên nhân của ung thư vòm họng

Qua các cuộc hội thảo quốc tế, người ta cho răng ung thư vòm họng rất đa dạng, trong đó có thể có: viêm mạn tính vùng tai-mũi-họng; các hóa chất diệt cỏ; tập quán đốt hương; các thức ăn như cá muối, dưa… có chứa nitrosamin; hút thuốc; virus Ecpet hoặc yếu tố nòi giống. Hai nguyên nhân cuối được chú ý nhiều nhất. Ung thư vòm họng có yếu tố di truyền. Virus gây bệnh là EBV nhưng trên thực nghiệm, chưa được xác định rõ.

Ung thư vòm họng phát triển theo 3 thể: thể loét, thể tiểu thùy và thể sùi.

Thể loét thường gặp ở thành sau trong hố Roseenmuller, ít gặp hơn ở thành bên, trước vòi Eustache và trên trần vòm. Thể này thường là u biểu mô biệt hóa. U loét do hoại tử và xâm lấn dần các tổ chức xung quanh rồi lan tới vùng bướm – đá của nền sọ. Tổn thương có xu hướng phá hủy, nong rộng lỗ và lan vào hố não giữa. Ở đây, khôi u lan vào sát dây thần kinh trung ương (II, III, IV, V, VI) làm chúng bị chèn ép nhưng có thể không bị xâm lấn.

Thể tiểu thùy thường xuất phát từ ống Eustache và làm ống này tắc nhanh. U có ình chùm nho, không loét và nếu có thì cũng không đáng kể, thường là loại (NCNT) ung thư biểu mô không biệt hóa); khối u lan ra phía trước hàm – họng và chèn ép nhánh hàm dưới của dây thần kinh V. Khi lan xuống dưới, tế bào ung thư đi vào màn hầy mềm. Ung thư dễ lan vào vùng đá – bướm của nền sọ. Tuy nhiên, ít gặp triệu chứng chèn ép thần kinh, u ở thể này thường phát triển lâu mới xâm lấn tới hỗ não giữa và có thể làm mất vôi xương nền sọ, Trong giai đoạn muộn, u ăn lan vào hố mắt qua khe hố mắt dưới và xâm nhập vào hốc hàm rồi qua xương vách ngăn mũi.

Thể sùi thường hình cầu, không loét, đôi khi có cuống và xuất phát từ trần vòm lan vào hốc vòm; ung thư đẩy màn hầu mềm xuống dưới và đi qua lỗ mũi sau rồi vào hốc mũi. Từ đó, nó nhanh chóng đi vào hốc hàm và hố mắt, gây ra lồi mắt một bên. Loại u này thường là u lympo ác tính, có thể xuất phát từ vòi Eustache nhưng không có xu hương lan vào hốc vòm, mà lan vào dưới niêm mạc, tới nền sọ. Ung thư không gây chèn ép các dây thần kinh, trừ khí u quá to nhưng gây liệt nhẹ, hạn chế. Đôi khi cũng phát hiện tổn thương ở xương nền sọ do lympo ác tính. Trái với những thể trên, thể sùi tuy có hố Rosenmuller nhưng không lớn, do đó không được chú ý trong một thời gian dàu vì chưa có dấu hiệu.

Di căn hạch thường xảy ra trong ung thư vòm họng. Hạch sau vòm họng hay bị di căn, nhất là khi khối u nằm ở trần, thành sau và bên, đoi khi hạch rất lớn. Di căn sớm thấy từ nhóm hạch Krause, thường di căn ở trên cao, sát cạnh dây thần kinh IV cuối và dây giao cảm cổ khi ra khỏi nền sọ. Hạch lớn sẽ chèn ép dây thần kinh và gây hội chứng liệt.

Vi thể: Bình thường niêm mạc vòm rất giàu mô lympho, mô này tạo một phần hệ bạch huyế họng và vòng bạch huyết Waldeyer. Nhưng mô bạch huyết dưới lớp đệm của niêm mạc vòm là những mô lympo có nang hoặc lympho bào cứng đơn độc hoặc thành từng đám với nhau. Do đó, phần lớn, ung thư ở đây thường được gọi là ung thư lympho biểu mô gồm các ung thư không biệt hóa hay chuyển tiếp, đôi khi có u lympho bào ác tính. Ung thư biểu mô không biệt hóa của vòm là một nhóm rõ rệt. Nhóm không biệt hóa đã gây nhiều khó khăn trong chẩn đoán. Svoboda và cộng sự đã chứng minh chỉ có tế bào biểu mô thể hiện tính chất ác tính, còn mô đệm thì giàu lympho bào. Hiện nay, loại ung thư lympho biểu mô được gọi là ung thư không biệt hóa của vòm, kí hiệu là UCNT.

Tiến triển lâm sàng: Ung thư vòm họng là bệnh khó pháy hiện sớm so với các khối u ở hệ hô hấp – tiêu hóa trên. Phần lớn bệnh nhân đến khám là do có hạch cạnh cổ không có dấu hiệu liên quan đến tổn thương ở vòm hoặc tai – mũi – họng hoặc do đau và tê liệt dây thần kinh sọ.

Hạch cạnh cổ là dấu hiệu đầu tiên thường gặp ở ung thư vòm họng, hạch thường bị di căn một bên, không đau, nằm ở cổ phía trên, thường phát triển ở vùng dưới chẩm. Hạch dãy cảnh đi trong theo ức đòn chẩm có thể bị xâm lần. Tuy nhiên, ít có sự xâm lấn tiếp các nhóm hạch lành, nhóm sống (chạy theo bờ trước cơ thang). Thông thường, hạch bị di căn một bên, tiến triển nhanh, đường kích có thể từ 6-10cm, có nhiều múi và kèm theo có các hạch rất nhỏ. Đó là những hạch đặc hiệu của UCNT, còn hạch của ung thư biểu mô biệt hóa thì nhỏ, tròn, nằm ở vùng cổ cao. U lympho ác tính ở một bên hoặc hai bên, phụ thuộc vào sự xuất phát từ thành bên này ở trần và thành sau của vòm. Hạch này phát triển rất nhanh nhưng khi sờ thầy mềm hơn và lan qua những nhóm hạch sống hoặc dãy cảnh trong. Trong một số trường hợp u lympho ác tính, hạch cổ thường nhỏ, trong khi đó, hạch di căn vào trung thất hoặc vào sau phúc mạc rất lớn.

Những dầu hiệu khác: Ù tai là một dấu hiệu thường đi với ung thư. Ù tai một bên có khi nhẹ, xuất hiện từ lâu và kéo dài, do đó ít người bệnh chú ý. Nói giọng ngạt mũi vì sự kém vang vọng vòm mũi và tắc lỗ mũi sau. Tắc mũi ít thấy ở lympho ác tính và chảy màu mũi cùng hiếm. Đau vì chèn dây thần kinh V hoặc xâm lấn nền sọ và thường biểu hiện ở một bên làm bệnh nhân mất ăn mất ngủ. Liệt dây thần sọ không phải là dấu hiệu sớm, trừ ở trẻ em. Ở vùng miệng, một bên lưỡi bị tê đau, miệng và niêm mạc miệng cử động khó khăn do sự chèn ép nhánh hàm dưới. Sự chèn ép này cũng gây chứng liệt cơ thái dương, cơ cánh bướm và cơ nhai làm méo miệng, dễ lầm với méo mặt.

Chẩn đoán ung thư vòm họng

Trong 5 thập kỷ gần đây, ung thư vòm họng mới được chẩn đoán chính xác nhờ dựa vào các biện pháp sau:

Chẩn đoán lâm sàng: Hạch góc hàm to nhanh, rắn, không đau. Có triệu chứng về tai - mũi - họng như tắc mũi, chảy máu mũi, ù tai, điếc hoặc đau tai, nhức đầu một bên và liệt các dây thàn kinh sọ.

Nội soi: Kiểm tra miệng, miệng họng, hạ họng, thanh quản, nhất là soi mũi ở phía sau. Một phương pháp đơn giản là sờ bằng ngón tat ở thăm họng, thường có máu dính theo khi rút tay ra.

X-quang: Phương pháp chụp kiểu Blonbeau, Hirtz để đánh giá xoang, tổn thương xương nên sọ (nhất là vùng đá - bướm, các lỗ tròn, lỗ bầu dục, lỗ rách), có thể dùng chất cản quang như lipiodol.

Các phương pháo hiện đạu như chụp cắp lớp điện toán, chụp cộng hưởng từ trường hạt nhât, ghi vang siêu âm là rất cần thiết.

Tế bào học: Tế bào bong ở vòm và tế bào học qua chọc hút hạch cổ cho kết quả dương tính từ 77-80%. Là phương pháp nhanh, dễ làm nhưng kết quả dương tính vẫn chỉ có giá trị định hướng vì khó xác định tip vi thể.

Sinh khiết thường dễ làm ở thể sùi, cần cho kim luồn vào sau màn hầu để tới trên và hố Rosenmuller. Những u nhỏ ở vòi Eustache có thể lấy sinh thiết qua hốc mũi với động tác soi mũi phía sau. Nhưng sinh thiết thường khó đạt hiệu quả chẩn đoán khi vòm họng bị phù nề, u ở phía trên hoặc lấy không đúng chỗ, do đó phải làm lại nhiều lần. Cần đánh giá lâm sàng, chống viêm, khám tai – mũi – họng kĩ đề thấy rõ vị trí khối u trước khi làm sinh khiết.

Ngoài ra, còn có các phương pháp chấn đoán khác như: chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán theo giai đoạn.

Phẫu thuật ung thư vòm họng

Phẫu thuật là phương pháp trước đây thường dùng để lấy khối u vòm và các hạch cổ. Nhưng hiện nay không dùng nữa vì u vòm có xu hướng lan rộng và chẩn đoán tất cả vòm nên không thể lấy hết được. hạch cổ tuy có xu hướng lan nhiều nơi song tia phóng xạ lại dễ giải quyết vì hạch di căn rất cảm ứng. Do đó, hiện nay phẫu thuật chỉ nhằm lấy những hạch cổ còn sót lại sau khi tia phóng xạ hông làm tiêu hết.

Trong những năm gần đây, ở một số nước châu Á, nơi có nhiều ung thư vòm họng; ở những bệnh nhân mà xạ trị và hóa chất không giải quyết được, người ra đã phẫu thuật tại vòm (ở giai đoạn muộn hay tái phát) và tỉ lệ sống 5 năm chiếm 30-40% ở những ca được mổ.

Liệu pháp tia phóng xạ

Loại ung thư tiên phát được di căn có thể giải quyết bằng tia phóng xạ vì rtas cảm ứng, đặc biệt là loại UCNT. Khối u thường lan rộng ở vùng cổ nên có xu hướng cho nhiều trường và trường rộng; cần chú ý che chắn những cơ quan quan trọng nhất như mắt, tủy sống, tiểu não. Lúc đầu có thể cho trường rộng, sau đó thu hẹp dần để có thể cho liều tối đa vở nơi cần thiết cọi là trường thêm thu hẹp. Cần dùng nhiều trường để tránh tổn thương mắt, cơ nhai. Trường phải cao, chiếm hết nền sọ để tránh tái phát ở vùng này.

Những biến chứng có thể xảy ra sau tia phóng xạ: Viêm niêm mạc miệng, họng, cản trở ăn uống của bệnh nhân. Khô cổ do giảm tiết bọt, lúc giảm ít rồi nặng dần, sau một thời gian dài mới phục hồi được. Khít hàm nếu cho liều cao, ảnh hưởng đến cơ nhai. Niêm mạc mũi có thể teo, loét lâu làm người ta nghĩ đến tái phát. Chảy máu họng do viêm phản ứng, không có gì đáng ngại. Da sạm từ khô đến ướt, nhất là ở những trường lớn và liều cao làm teo cơ hoặc viêm loét da. hãn hữu có thể màn hàu bị thủng, nhất là sau khi đặt rađi hay iriđi tại vòm. Biến chứng lâu dài là viêm họng mạn tính từng đợt, có thể gây chảy máu nhiều ở lỗ mũi sau; đôi khi chảy máu đột ngột, gây tử vong nếu u ăn vào mạch máu lớn. Bệnh nhân có thể chết do nhũn tiểu não vì không được che chắn. Đối với những trường hợp tái phát, cũng có thể điều trị tia phóng xạ lần thứ hai nhưng khó có thể cho một liều cao hơn lần trước.

Liệu pháp hóa học

Ung thư vòm họng thường di văn xa, mà liệu pháp tia phóng xạ chỉ là một phương pháp khu trú, không bảo đảm kết quả lâu dài. Vì vậy, hợp lí nất là dùng hóa chất điều trị phòng ngừa lan tràn toàn thân. Nhưng thuốc có hiệu nghiệm nhất là Adriblastine, Bléomycine, 5-Flouracile… Trong tương lai, việc kết hợp giữa tia phóng xạ và hóa chất là tốt nhất. Ở đây, cần nhấn mạnh tia phóng xạ có tác dụng giảm đau, đặc biệt làm cho bệnh nhân có thể sống thêm 1-2 năm, trong trường hợp bệnh lan vào nền sọ.

Tiên lượng

Ung thư vòm họng khó phát hiện sớm, ít khi chẩn đoạn được giai đoạn 1, giai đoạn 3 và 4 chiếm 85%.

Loại ung thư UCNT rất hay di căn xa. Như vậy, tiên lượng phụ thuộc vào các giai đoạn, sau đó đến tip vi thể. Nếu ung thư đã xâm lấn vào nền sọ hoặc chèn ép các dây thần kinh sọ thì tiên lượng rất xấu, trừ khi tia phóng xạ đẩy lùi hoàn toàn các triệu chứng (rất hiếm).

Đối với loại biệt hóa thì tiên lượng xấu hơn loại UCNT, vì ít cảm ứng với tia phóng xạ hơn.

Theo các tác giả Bắc Phi, tỉ lệ trẻ em bị mắc ung thư vòm họng nhiều hơn và tiên lượng cũng tốt hơn; còn các tác giả Âu-Mĩ, Việt Nam có ý kiến ngược lại. Có lẽ hóa chất đối với trẻ em dễ cảm ứng hơn, do đó, nên dùng thêm hóa chất.

Ung thư vòm họng hay gặp ở Việt Nam, có liên quan đến gene, đến virus. Cần đi sâu vào các đặc điểm sinh học của nó để tìm hiểu thêm những nguyên nhân gây ung thư. Để phát hiện sớm, cần dùng các phương pháp miễn dịch học về IgA/VCA và AgA/EA (VCA: kháng nguyên vỏ siêu vi trùng, EA: kháng nguyên sớm) ở huyết thanh và nước bọt, đồng thời góp phần xác định chẩn đoán, tiên lượng bệnh, nâng cao kết quả điều trị theo hướng cải tiến kết hợp liệu pháp tia phóng xạ đối với liệu pháp hóa học.

Bình Nguyên

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/ung-thu-vom-hong-kho-phat-hien-duoc-o-giai-doan-som-26928/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY