Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Uống nhiều trà không chỉ dẫn đến loãng xương mà còn gây sảy thai

Trà xanh là một thức uống tốt, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng tiêu cực. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau.

Trà xanh là một trong những loại thức uống được sử dụng rộng rãi bởi lợi ích mà nó mang lại. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều và không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực dưới đây.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, tuyệt đối bạn không nên uống quá 2 tách trà mỗi ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200mg caffein. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Caffein còn bài tiết qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển trẻ sơ sinh.

Gây khó chịu khi uống lúc bụng đói

Chỉ nên uống trà xanh từ hai đến ba lần mỗi ngày đồng thời không uống trà khi bụng đói vì chất tannin trong trà xanh làm gia tăng lượng dịch vị, gây ra nhiều rắc rối như táo bón, buồn nôn và ói mửa.

Gây loãng xương

Loãng xương là bệnh có nguyên nhân từ tình trạng suy yếu của xương do thiếu hụt canxi. Trà xanh cản trở khả năng sử dụng can-xi của cơ thể. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên dùng trà xanh vượt quá 300mg mỗi ngày.

Trà xanh cản trở khả năng hấp thụ canxi

Tương tác với thuốc

Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng trà xanh

Không uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.

Không pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.

Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.

Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. . hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Tránh uống trà quá đặc: Trà đặc sẽ đẩy sự hưng phấn của cơ thể bạn lên quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch và thần kinh. Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn.

Không nên uống trà quá đặc

Tránh uống trà trước khi đi ngủ: Điều này đối với những người mới uống trà lại càng quan trọng. Rất nhiều người đã không thể ngủ được sau khi uống trà trước khi lên giường ngủ.

Phụ nữ trong thời kỳ "đèn đỏ" không uống trà xanh: Uống trà xanh vào giai đoạn này sẽ khiến người phụ nữ bị mất máu nhiều hơn. Hơn nữa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường hay xuất hiện triệu chứng bị táo bón. Chất tannin có trong trà xanh cũng sẽ làm cho triệu chứng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, kích thích tạo ra hiện tượng rong kinh, đau bụng và những phản ứng không có lợi cho cơ thể người phụ nữ.

Trên đây là những tác dụng phụ từ trà bạn cần ghi nhớ và điều chỉnh thói quen khi sử dụng. Hy vọng rằng bạn sẽ có những thay đổi để có được sức khỏe tốt hơn.

Thiện Thanh

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/uong-nhieu-tra-khong-chi-dan-den-loang-xuong-ma-con-gay-say-thai-25242/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY