Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vào mùa mưa lũ, cần đề phòng với “vi khuẩn ăn thịt người” có khả năng gây tử vong

Đã vào mùa mưa lũ, đất và nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn hơn và đây chính là tác nhân khiến “vi khuẩn ăn thịt người” có cơ hội phát triển. Vì thế, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân cần phải hết sức cản thận, nên thực hiện những điều sau để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sự nguy hiểm khó lường đến từ “vi khuẩn ăn thịt người”

Đầu tiên, cần làm rõ khái niệm “ăn thịt người” của loại vi khuẩn này để mọi người hiểu rõ được cơ chế gây bệnh của chúng. Các bác sĩ giải thích, căn bệnh này có tên khoa học là Whitmore, bắt nguồn từ vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei, có khả năng gây viêm cân mạc hoại tử - một dạng nhiễm khuẩn sâu dưới da và có thể tiến triển rất nhanh, do độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. 

Người bị nhiễm bệnh thường có vết thương hở trên cơ thể, khi tiếp xúc với vật/ nơi/người chứa vi khuẩn sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng vết xước đó, từ từ đi vào máu gây nhiễm trùng máu hoặc áp xe hoại tử nhiều cơ quan, trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "vi khuẩn ăn thịt người" (Ảnh: Internet)

Theo chia sẻ của Bộ Y tế, vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Khi vi khuẩn đã đi vào cơ thể sẽ bắt đầu thâm nhập vào các bộ phận, thường gặp ở phổi. Bên cạnh đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa… 

Căn bệnh này có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Đặc biệt, những đối tượng đang mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận,  phổi, suy giảm miễn dịch… khi nhiễm virus Whitmore sẽ khiến bệnh càng thêm nặng và khó điều trị.

Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, tỉ lệ tử vong chiếm khoảng từ 40 - 60%. Cụ thể, theo thống kê của CDC, người nhiễm vi khuẩn bệnh Whitmore nếu không được điều trị kịp thời thì cứ 10 người nhiễm sẽ có 9 người tử vong (Ảnh: Internet)

Những dấu hiệu cần nắm rõ khi nhiễm bệnh Whitmore nhằm điều trị bệnh kịp thời

Theo các bác sĩ, những dấu hiệu của bệnh bệnh khi mới nhiễm vi khuẩn Whitmore sẽ xuất hiện ngày trong 24 giờ đầu và diễn ra cùng lúc, bao gồm:

- Có biểu hiện đau, sưng, nóng ở khu vực xung quanh của vết thương, chỗ trầy xước... 

- Xuất hiện các triệu chứng như sốt, chóng mặt, cảm giác khó chịu, buồn nôn, tiêu chảy, 

- Màu da vùng vi khuẩn khi bị xâm nhập sẽ bị chuyển sang màu xanh, tím,... 

- Xuất hiện mụn nước chứa đầy dịch sẫm màu có mùi khó chịu. 

Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, sẽ xuất hiện các thương tổn tại các cơ quan ở bên trong cơ thể, chẳng hạn như: suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lá lách,  nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng…. 

Nên làm gì để phòng ngừa “vi khuẩn ăn thịt người” ?

Theo lời chia sẻ của BS. Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cho biết, bệnh Whitmore rất khó nhận biết và thường dễ nhầm lẫn với các loại bệnh viêm khác, không những thế, hiện tại cũng chưa có vaccine để phòng bệnh. Nên mọi người dân muốn ngăn ngừa loại vi khuẩn “ăn thịt người” này cần phải nghiêm túc thực hiện theo các lời khuyên đã được Bộ Y tế khuyến cao sau đây:

- Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.

- Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Và rửa sạch sẽ mọi thứ ngay sau khi tiếp xúc với nước hay đất bẩn.

- Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

- Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn và điều trị kịp thời.

Vào mùa mưa lũ như hiện tại, mọi người dân cần đề cao cảnh giác hết sức có thể, mỗi một dấu hiệu được nghi ngờ đều phải nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức. Vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore bị sốc nhiễm trùng và tử vong.

Xem thêm: Chuyên gia mách mẹo giúp trẻ tăng cân lành mạnh, không lo béo phì

 Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/vao-mua-mua-lu-can-de-phong-voi-vi-khuan-an-thit-nguoi-co-kha-nang-gay-tu-vong-34942/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY