Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao càng lớn tuổi bạn càng hay bị hôi miệng?

Hôi miệng tưởng chừng như là một vấn đề nhỏ nhưng chỉ những ai đang gặp khó khăn mới biết rằng họ lo lắng đối phương khó chịu khi nói chuyện, và sợ đối phương ghê tởm khi gần gũi. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Nếu mắc phải 4 chứng hôi miệng sau đây, bạn phải chú ý, đó là dấu hiệu báo động của bệnh cần chú ý kịp thời.

1. Nếu hơi thở có mùi táo thối, hãy coi chừng bị nhiễm toan xeton do tiểu đường

Vì khi lượng đường trong máu vượt quá tiêu chuẩn, cơ thể sẽ phân hủy chất béo. Khi chất béo bị phân hủy, các thể xeton được tạo ra, và các thể xeton tạo ra mùi táo thối.

Nếu hơi thở có mùi táo thối, hãy coi chừng bị nhiễm toan xeton do tiểu đường

Vì vậy, khi hơi thở thở ra có mùi táo thối, bạn nên cảnh giác với nồng độ xeton cao trong cơ thể, có thể đã đến mức nhiễm toan xeton do tiểu đường. Lúc này, bạn phải đi khám và điều trị kịp thời.

2. Nếu hơi thở có mùi nước tiểu, hãy coi chừng bạn bị viêm thận mãn tính hoặc bệnh thận

Khi bị suy thận mãn tính, hay còn gọi là nhiễm độc niệu, thận sẽ không thể đào thải nitơ urê ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Lúc này men urease của vi khuẩn đường ruột sẽ phân hủy nitơ urê thành amoniac. Sau đó nó sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, rồi được thải ra khỏi miệng của bệnh nhân qua đường tiêu hóa, dẫn đến hơi thở có mùi hôi.

3. Nếu hơi thở có mùi trứng thối có liên quan đến chứng tắc môn vị

Khi bị tắc môn vị, thức ăn trong dạ dày không kịp thải xuống ruột non khiến thức ăn bị lên men trong dạ dày, rồi hòa với vị chua của dịch vị sinh ra mùi trứng thối, được thải ra khỏi miệng bệnh nhân qua đường tiêu hóa.

4. Những người bị bệnh phổi cũng có thể gây ra hơi thở khó chịu

Chẳng hạn, bệnh nhân ho ra máu do lao phổi, giãn phế quản, hơi thở có mùi tanh. Bệnh nhân bị áp xe phổi phân thường có mùi chua và bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có mùi hôi thối trong hơi thở.

Những người bị bệnh phổi cũng có thể gây ra hơi thở khó chịu

Hôi miệng mặc dù phổ biến là do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt và chế độ ăn uống kém gây ra. Tuy nhiên, hôi miệng cũng xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, chúng ta phải quan tâm đến nó và tích cực ứng phó với tình trạng này.

Muốn giải quyết triệt để tình trạng hôi miệng thì bạn cần phải biết được nguồn gốc gây ra hôi miệng của mình. Nếu do vệ sinh răng miệng kém thì phải thay đổi thói quen lối sống hàng ngày.

Đặc biệt, nếu nó là do các bệnh lý gây ra thì phải giải quyết kịp thời, tránh tình trạng để lâu gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bản thân và những người xung quanh mà còn cho thấy sức khỏe của chúng ta đang bị tổn hại. Hãy nghiêm túc quan tâm đến vấn đề này giúp bạn sống tốt hơn.

Xem thêm: Tỷ lệ nhiễm bệnh phụ khoa tăng cao trong mùa hè, bắt nguồn từ 5 thói quen xấu sau

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/vi-sao-cang-lon-tuoi-ban-cang-hay-bi-hoi-mieng-35390/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY