Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vì sao chúng ta thường chảy nước miếng khi ngủ?

Chảy nước miếng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Nhưng nếu thường xuyên chảy nước miếng ngay cả khi ngủ thì được xem là bệnh lý, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này?

Cần phải khẳng định rằng, nhiệt độ và độ ẩm trong vòm miệng là nơi thích hợp nhất để cho vi khuẩn phát triển. Khi bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận, thức ăn còn lưu lại trên răng và kẽ răng sẽ cùng nhau "xông lên", đánh chiếm lớp màng bảo vệ răng, gây ra căn bệnh về răng, nướu...

Vòm miệng khi bị vi khuẩn lây nhiễm sẽ tăng thêm nước bọt bài tiết, dễ dẫn đến việc "tràn nước bọt" ra ngoài, chảy ra gối và gây ra hiện tượng đáng xấu hổ kia.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự bài tiết của tuyến nước bọt hoàn toàn có tính phản xạ thần kinh. Cụ thể, khi bị stress, việc điều tiết thần kinh bị cản trở cũng sẽ gây hiện tượng chảy nước miếng khi ngủ.

Vì trong lúc ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn sẽ gây ra hiện tượng giao cảm thần kinh bị kích động bất thường, khiến việc tiết nước bọt diễn ra khó kiểm soát. Do đó, việc thường xuyên chảy nước miếng khi ngủ là dấu hiệu cho thấy hệ thống thần kinh của bạn đang gặp trục trặc đó!

Chưa hết, chảy nước miếng còn là dấu hiệu báo trước sự suy yếu của bộ máy tiêu hóa. Khi nước bị tích tụ trong dạ dày và ruột sẽ khiến cho khoang miệng thừa nước bọt và tự tràn ra khi ngủ.

Hoặc chẳng may, bạn lại sở hữu một bộ răng mà cái nào cũng "tranh nhau làm lớp trưởng" thì việc không làm chủ được bản thân khi ngủ cũng dễ hiểu cả thôi.

Cách làm giảm hoặc ngăn chặn tình trạng chảy nước dãi:

Thông xoang mũi

Nghẹt mũi khiến bạn phải hít thở bằng miệng và dẫn đến tình trạng chảy nước dãi. Làm sạch và thông xoang mũi là cách tốt nhất có thể tránh chảy dãi làm gối ướt mỗi đêm:

- Tắm nước nóng sẽ làm thông mũi và giúp thở bình thường vào ban đêm.

- Xông tinh dầu, đặc biệt tinh dầu bạch đàn sẽ giúp bạn hít thở dễ dàng và ngủ ngon hơn.

- Sử dụng các sản phẩm làm sạch xoang.

Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đã điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng mũi để tránh các biến chứng khác nhau như mũi bị nghẹt vĩnh viễn.

Thay đổi tư thế ngủ

Nằm ngửa khi ngủ, nước bọt tiết ra vẫn không chảy ra ngoài. Ngược lại, nếu bạn ngủ nghiêng hoặc nằm sấp, nước bọt tích tụ có thể sẽ chảy ra khỏi miệng và trên gối.

Nếu cảm thấy khó khăn đối với việc giữ một tư thế trong suốt giấc ngủ, hãy đặt chăn và gối xung quanh để giữ tư thế thoải mái.

Gối đầu cao khi ngủ

Gối đầu trên chiếc gối cao trong khi ngủ có thể làm giảm chảy nước dãi và hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái.

Sử dụng các thiết bị đặc biệt

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn dùng các thiết bị nha khoa phù hợp để đóng khoang miệng khi ngủ hoặc điều tiết việc chảy nước dãi, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

Kiểm tra loại thuốc đang sử dụng

Một số thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ khiến nước bọt tiết quá mức.

Phẫu thuật

Đôi khi bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật và loại bỏ các tuyến nước bọt. Thủ thuật này được thực hiện khi bạn có những vấn đề thần kinh nghiêm trọng ẩn đằng sau hiện tượng ngủ chảy nước miếng

Tất nhiên, trước khi thực hiện thủ thuật này, bất kỳ bác sĩ nào cũng sẽ thử các phương pháp không phẫu thuật trước và chỉ khuyên bạn phẫu thuật trong trường hợp những phương pháp đó không hiệu quả.

Ngủ chảy nước miếng không phải là vấn đề sức khỏe gì lớn, tuy nhiên nó gây nhiều vấn đề khó chịu làm bạn cảm thấy không thoải mái. Vì thế, bạn hãy cân nhắc các phương pháp ngăn ngừa ngủ chảy nước miếng và thăm khám bác sĩ khi cần thiết.

Các thực phẩm bổ tỳ hư nên sử dụng:

Cháo gạo tẻ

Chuẩn bị gạo tẻ 50g, nho khô 10g. Cho lượng nước vừa đủ vào gạo và đun chín đến 90%, sau đó mới cho tiếp nho khô, đun đến khi cháo nhừ là được.

Trà hạt ý dĩ rau sam

Cách làm: hạt ý dĩ, hạt khiếm thực, hạt đậu đỏ, mỗi loại 5g; dùng nước lạnh ngâm nửa ngày, đem hạt ý dĩ xao hơi vàng, rửa sạch rồi cho cùng hạt khiếm thực, hạt đậu đỏ với lượng nước vừa đủ, đun một giờ, rồi cho thêm rau sam, đạm trúc diệp (lá tre), hoa hòe, trà xanh mỗi loại 1g, chuyển sang lửa nhỏ đun khoảng nửa tiếng, đợi nguội là có thể dùng được ngay. Có công hiệu giúp lợi tiểu, kiện tỳ, thư giãn gân cốt loại bỏ tê chân, thanh nhiệt trừ mủ.

Khoai lang

Khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ, máu, ích khí, thông tiện. Người bị tỳ hư có thể dùng khoai lang làm thực phẩm chính để ăn thường xuyên. Đồng thời ăn khoai lang cũng rất tốt cho răng miệng vì khoai lang rất giàu vitamin A, cần thiết cho chức năng tiết nước bọt, làm giảm độ pH của miệng, giúp ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về răng miệng khác.

Táo tàu

Táo tàu tính ôn, có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết. Theo Thần Nông bản thảo kinh thì táo tàu có tác dụng dưỡng tỳ.

Phong Vũ

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/vi-sao-chung-ta-thuong-chay-nuoc-mieng-khi-ngu-27394/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY