Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam đứng top đầu thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư, nguyên nhân do đâu?

Dựa trên khảo sát của nhiều tổ chức phòng chống ung thư, Việt Nam mỗi năm có hơn 200.000 ca mắc mới với 82.000 trường hợp tử vong. Những số liệu này đã trực tiếp đưa nước ta trở thành quốc gia có tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cao thứ 50 trên thế giới.

Cụ thể, theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, tỷ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc - xếp thứ 90/185 quốc gia (tính từ năm 2018 đến 2020) theo tỷ suất cứ 100.000 người sẽ có 159 ca mắc, cùng tỷ lệ khám chữa bệnh của năm nay sẽ luôn cao hơn năm trước từ 20 - 30%. 

Bên cạnh đó, tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 sau 2 năm khi đạt mức 73.5%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các quốc gia phát triển là 49.4%, còn các quốc gia đang phát triển khác cũng chỉ ở mức 67.9%. Điều này chứng minh rằng tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam đang rất cao, đồng thời phản ánh thực trạng người Việt phát hiện bệnh muộn cùng phương pháp điều trị không mang lại kết quả tối đa.

Theo đó, 5 loại ung thư phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam sẽ bao gồm: ung thư gan (14,5%), ung thư phổi (14,4%), ung thư vú (11,8%), ung thư dạ dày (9,8%) và ung thư đại trực tràng (9%).

Nguyên nhân nào dẫn đến những con số đáng báo động này?

“Điều gì khiến cho tỷ lệ ca mắc mới và tử vong do ung thư tăng cao liên tục hằng năm?” được xem là câu hỏi chung của nhiều người. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia y tế, bệnh ung thư có thể xảy ra bởi đa yếu tố, nhưng 3 nhóm yếu tố sau đây được xem là nguyên nhân chủ yếu nhất cho tình trạng này:

- Nhóm yếu tố 1: Những nguyên nhân không thể thay đổi

Ở nhóm yếu tố này là tập hợp các nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư cho nhiều người nhưng không hoàn toàn thay đổi được, bao gồm: tuổi tác, yếu tố di truyền hoặc dân số tăng.

- Nhóm yếu tố 2: Cường độ lao động và tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao

Cường độ lao động có mối quan hệ mất thiết với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, và có cùng điểm chung là đều tác động lên sức khoẻ con người, gây ra nhiều nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Đặc biệt tại các khu vực mũi nhọn, tỷ lệ người mắc ung thư rất cao. Nguyên nhân được lý giải là áp lực công việc gia tăng khiến cho người lao động bị suy giảm sức khoẻ, miễn dịch yếu khó chống chọi lại các tác nhân gây ra bệnh tật, từ đó hình thành các bệnh mãn tính và ung thư (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, vấn đề bảo hộ lao động ở Việt Nam cũng chưa được chú trọng. Người lao động phải làm việc và tiếp xúc với môi trường độc hại, hóa chất, phóng xạ,... nhưng chưa được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ còn rất nhiều. 

Ngoài ra, sự tăng lên của các nhà máy, xí nghiệp khiến lượng khí thải và hoá chất thải ra ngoài môi trường cũng tăng cao, khiến tình trình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng. Từ đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng cao, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư vòm họng.

- Nhóm yếu tố 3: Lối ăn uống - sinh hoạt thiếu lành mạnh

Về yếu tố dinh dưỡng, có thể nói thói quen ăn uống của người Việt Nam chủ yếu theo sở thích và ít chú ý đến khoa học, thường được chế biến theo kiểu nướng, chiên, xào, kho hoặc làm gỏi,... Không chỉ vậy, nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian nên đã lựa chọn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh để giải quyết các bữa. Đây đều là các cách chế biến và nhóm thực phẩm bị cảnh báo là gây hại đến sức khỏe, có khả năng tấn công tế bào khoẻ mạnh - gây biến đổi gen dẫn đến ung thư. 

Bên cạnh đó, người Việt có thói quen tiết kiệm nên thường làm nhiều để ăn dần, nhưng không nghĩ hành động này sẽ làm thức ăn bị mất chất, dễ thiu mốc,... khiến chất độc tích tụ trong cơ thể. 

Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hoá chất - thuốc trừ sâu, chất bảo quản và chất kích thích trong thực phẩm cũng đáng báo động. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến cho người Việt có tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa cao (Ảnh: Internet)

Về yếu tố sinh hoạt, tình trạng mắc bệnh ung thư ngày càng trẻ hoá vì lối sống thiếu lành mạnh của phần lớn đối tượng - đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Một số thói quen sống kém lành mạnh sau đây có thể gây đột biến gen dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư có thể kể đến là:

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây ra 80% các trường hợp tử vong do ung thư phổi. Không chỉ ảnh hưởng đến phổi, mà hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác.

- Lạm dụng rượu: Rượu là chất gây kích ứng có thể làm tổn thương tế bào và thúc đẩy sản xuất các hóa chất gây ung thư trong ruột kết. Để giảm nguy cơ ung thư do rượu, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế lượng rượu tiêu thụ ở mức 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới.

- Lười vận động gây thừa cân, béo phì: đây được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, trực tràng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư thận. Các tế bào mỡ dư thừa kích thích sản xuất nhiều hormone estrogen và insulin, thúc đẩy bệnh ung thư phát triển nhanh hơn. 

Nên làm gì để phòng bệnh ung thư hiệu quả?

WHO đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, hơn 40% các bệnh ung thư có thể phòng  ngừa nếu duy trì lối sống lành mạnh, và 1/3 bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực. Cụ thể nhờ vào các việc cần làm sau đây:

- Bỏ thuốc ngay: Hút thuốc có mối quan hệ mật thiết với nhiều loại bệnh ung thư khác nhau như ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung và ung thư thận. Ngay cả khi bạn không trực tiếp hút thuốc nhưng việc hít phải khói thuốc cũng khiến nguy cơ bạn mắc bệnh tăng lên. Để phòng ngừa ung thư, tốt nhất bạn nên tránh xa khói thuốc.

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: việc hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt. Thay vào đó, sử dụng thực phẩm tươi sống và chế biến thanh đạm, ít dầu mỡ sẽ mang lại chuyển biến tích cực cho sức khỏe của bạn.

Ngoài ra, cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường các dưỡng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch (Ảnh: Internet)

- Vận động thường xuyên: chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn duy trì cân nặng và vóc dáng mà còn giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh miễn dịch với ung thư. Mỗi ngày, hãy dành ra 30 phút hoặc ít nhất 3 lần/ tuần để hoạt động thể chất, nâng cao thể lực bạn nhé!

- Tiêm chủng đầy đủ: việc tiêm phòng đầy đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Chẳng hạn như tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ ung thư gan, tiêm vắc xin HPV sẽ giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

- Khám sức khỏe định kỳ: đa số ung thư ở giai đoạn đầu đều không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh chỉ được phát hiện sớm trong quá trình khám sức khỏe và sàng lọc ung thư. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ 1- 2 lần/ năm được xem là cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao trong phòng và điều trị bệnh ung thư.

Xem thêm: Đừng bao giờ coi thường dấu hiệu nôn trớ ở em bé

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/viet-nam-dung-top-dau-the-gioi-ve-ty-le-mac-benh-ung-thu-nguyen-nhan-do-dau-35443/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY