Kinh tế xã hội hôm nay

Vợ Việt, chồng Anh nhiễm Covid-19: 14 ngày tự chữa ở nhà cam go nhưng không hoảng!

Chị N.D.P. (quê gốc ở Nha Trang, Khánh Hòa) hiện tại đang cùng chồng (người Anh) và 2 con sống tại Norwich (thủ phủ của hạt Norfolk, Vương quốc Anh) trải qua những ngày sóng gió khi tự chữa trị Covid-19 tại nhà. Hai vợ chồng được cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) sau khi trắc nghiệm thì xác định nhiễm Covid-19.

Chuẩn bị tâm lý: Rồi mình sẽ nhiễm

Chị N.D.P. cùng chồng phát hiện bị cách đây hơn 2 tuần. Theo chị P., trước đó ở Ý bắt đầu có dịch bệnh thì một phụ huynh lớp con chị đi Milan về được yêu cầu tự cách ly nhưng không thực hiện, sau đó dẫn tới hàng loạt trẻ ho và sốt cao, trong đó có cả con chị.

Đường phố ở trung tâm thành phố Norwich vắng vẻ trong những ngày dịch bệnh bùng phát ở đây Ảnh: NVCC

Đường phố ở trung tâm thành phố Norwich vắng vẻ trong những ngày dịch bệnh bùng phát ở đây

Ảnh: NVCC

Khi đó, cơ thể chị P. bắt đầu có dấu hiệu đau nhức, lạnh người kèm đau đầu, sau đó thêm ho nhưng không sốt. Còn chồng chị bắt đầu khó thở nên cả hai vợ chồng đã báo với cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và sau khi trắc nghiệm xong họ xác định cả hai đều đã nhiễm Covid-19. Lạ một điều là ở Anh họ không khuyến cáo đến bệnh viện hay làm xét nghiệm mà chỉ thông báo như vậy. 

Thời điểm vợ chồng chị mới phát hiện bệnh, ở nước Anh đã công bố 12 ca, nhưng đây là con số người bệnh tới bệnh viện kiểm tra, còn thực tế số ca thực nhiễm là nhiều hơn rất nhiều.

Chị P. tâm sự: “Tâm lý mình lúc mới phát hiện không có gì là bất ngờ cả vì lúc nghe tin phụ huynh kia thú nhận mới đi Milan về thì mình biết có khả năng bản thân nhiễm bệnh rồi nên đã đi mua nước rửa tay khô và Paracetamol để sẵn trong nhà".

Việt Nam có 233 bệnh nhân nhiễm virus corona sau khi thêm 6 ca mới

"Khi phát hiện nhiễm, gia đình mình có báo với y tế nhưng không nghĩ đến chuyện nhập viện vì họ sẽ chỉ cho nhập viện khi bệnh rất nặng, không thở được nữa và cần trợ giúp. Còn nếu vẫn gượng được như vợ chồng mình thì nhiều nhất chỉ là gọi bác sĩ để được cấp những Thu*c hỗ trợ”, chị kể.

Trong những ngày cả gia đình đối đầu với dịch bệnh, chị P. nhớ như in kỷ niệm không gặp được ông bà nội, đồng thời khi ông bà đem đồ ăn qua thì chỉ có thể đứng ngoài nhìn qua cửa sổ chứ không được lại gần. Nhưng may mắn sức khỏe của ông bà cụ vẫn ổn.

Từ Nha Trang, mẹ và em gái chị P. cũng hết sức lo lắng khi gia đình con mình đang nằm trong tâm dịch Covid-19, bị nhiễm mà không được đến bệnh viện để chữa trị.

Gia đình chăm nhau, không hoảng loạn

Mỗi ngày đối mặt với Covid-19 của gia đình chị P. bắt đầu là một buổi sáng uống trà nóng để giảm bớt đau cổ họng, sau đó chơi hoặc dạy học với bé lớn, đến trưa cả nhà cùng ăn trưa, buổi chiều là dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm chiều, thế là hết ngày.

 Hình ảnh chụp từ cửa sổ gia đình chị P. Ảnh: NVCC

Hình ảnh chụp từ cửa sổ gia đình chị P.

Ảnh: NVCC

Đến thời điểm hiện tại, chồng chị P. vẫn khó thở khi nằm xuống, còn chị P. sức khoẻ chưa hồi phục hẳn. Tuy nhiên cả gia đình chị vẫn ở chung và tự chăm sóc, động viên nhau vượt qua những ngày còn lại.

Chị P. xúc động: “Triệu chứng khó chịu nhất khi mình nhiễm bệnh này là vừa nóng vừa lạnh cùng lúc, Covid-19 đã làm cơ thể mình và chồng rất mệt mỏi, không thể hoạt động nhiều. Thời gian đầu, mỗi ngày tụi mình cứ như cố gắng để đi qua, tối đến là hoàn toàn kiệt quệ. Nhưng có những người còn không thể rời khỏi giường, mình vẫn làm việc lặt vặt trong nhà được thì coi như là khá rồi”.

Trong 2 tuần tự điều trị, chị P. và chồng chỉ sử dụng Paracetamol, ăn những trái cây nhiều Vitamin C, bổ sung những thức ăn tăng đề kháng như tỏi, hành, gừng, bông cải xanh, cải xoăn và uống thật nhiều nước.

Bộ xét nghiệm Covid-19, khẩu trang từ Trung Quốc có chất lượng "không đáng tin cậy"

Theo chị P., Thu*c Paracetamol ở Anh không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, Thu*c của nhà chị P. hiện tại chỉ còn dùng được trong khoảng 2 tuần. Nếu hết Thu*c thì buộc vợ chồng chị phải nhờ cộng đồng hỗ trợ vì mỗi khu vực đều lập ra nhóm trò chuyện trên Facebook để hỗ trợ lẫn nhau khi cần.

Tuy nhiên, cũng chính vì tự điều trị mà gia đình chị P. gặp phải nhiều khó khăn. Việc các con không được hoạt động thoải mái nên dễ chán, việc mua đồ ăn khó khăn vì ai cũng đặt hàng sớm nên không tìm được chỗ giao hàng, hay dù mệt nhưng nhà cửa vẫn phải dọn, lau chùi nhiều hơn bằng nước kháng khuẩn... khiến chị P. Lo lắng.

“Công ty chồng mình đã đóng cửa và không biết khi nào mở lại, trường của 2 bé cũng đóng cửa từ hai tuần trước, bé lớn nay tự học ở nhà. Còn xung quanh chỗ mình ở cũng có rất nhiều người tự cách ly và tự chăm sóc khi bị nhiễm Covid-19. Có những người sức khoẻ kém thì cộng đồng đã giúp họ mua thức ăn”, chị P. tâm sự.

Để bình tĩnh đối phó với dịch, vợ chồng chị P. đã đọc rất nhiều thông tin, cập nhật kiến thức về dịch Covid-19. Vì vậy, họ chỉ tập trung nghỉ ngơi chăm sóc bản thân, giữ tâm lý ổn định, không sốc hay muộn phiền để ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của các con.

Gia đình chị P. đã hoàn thành 14 ngày tự điều trị Covid-19 và đang thêm 1 tuần để ổn định lại sức khỏe. Họ vẫn tiếp tục ở trong nhà và chăm sóc nhau theo phác đồ mà cả gia đình đã thực hiện để trải qua 2 tuần cam go.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/vo-viet-chong-anh-nhiem-covid-19-14-ngay-tu-chua-o-nha-cam-go-nhung-khong-hoang-1205447.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhức nửa đầu tương đối phổ biến, chiếm 10% dân số, nữ thường khổ sở vì bị nhiều hơn nam, đặc biệt thường gặp ở phụ nữ trẻ dưới 45 tuổi.
  • Khảo sát của các nhà khoa học Úc tại ĐH Sydney mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy Thu*c paracetamol không công hiệu đối với bệnh đau lưng cũng như ít công hiệu với chứng viêm khớp gối và khớp háng nhưng lại có thể gây hại cho gan.
  • TS. John McBride và các cộng sự thuộc Bệnh viện nhi Akron ở bang Ohio (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 520.000 trẻ em ở 54 quốc gia trên thế giới.
  • Bé Giang 6 tuổi đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra ốm, người nóng hầm hập. Chị Loan (mẹ của bé Giang) cặp nhiệt độ cho con, thấy con sốt tới hơn 39 độ C nên chị đã vội vàng chạy ra hiệu Thuốc mua ngay vỉ paracetamol về cho con uống. Sau khi uống Thuốc được hơn 1 ngày thì bé Giang lại có biểu hiện đỏ môi và sau đó thì nổi nhiều bọng nước ở tay và chân.
  • Khi bị nhức đầu (đau đầu) người bệnh có thể nhức ở một bên đầu (nhức nửa đầu) hoặc hai bên đầu nhưng cũng có thể nhức ở phía trước trán hoặc phía sau đầu.
  • Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Đau, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó có các bệnh truyền nhiễm, các bệnh xuất hiện nhiều khi thời tiết nắng nóng và paracetamol là Thu*c thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng này.
  • Paracetamol là loại Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm.
  • Đau là triệu chứng thường gặp và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh. Để chế ngự các cơn đau, giải pháp được lựa chọn đầu tiên là dùng Thuốc.
  • Bệnh trĩ là bệnh do có sự dãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY