Kịch bản này từng lên sàn diễn Nhà hát Kịch Việt Nam thành công với những nghệ sĩ thành danh hàng đầu của nền kịch nước nhà vào những năm 80, 90 thế kỷ trước. Nội dung kịch vẫn được Lê Quý Dương kể một cách chắt lọc, khá hấp dẫn với sự ứng xử của một tên tử tù phạm tội ác với văn hóa nhân loại: đốt ngôi đền Atemis ở Ephesus Hy Lạp -từng là một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại chỉ với mục đích được lưu danh thiên cổ.
Sân khấu Lệ Ngọc "chơi lớn" với Vụ án người đốt đền
Từ một kẻ bán tôm cá, bỗng chốc hắn trở thành cái tên xuất hiện khắp nơi. Vì tội ác kinh khủng đó, với sự ngông cuồng, quái đản và lưu manh, hắn đã cấu kết với tên trùm cho vay nặng lãi để bán hồi ký của mình, dùng tiền đó mua sự dễ dãi của cai ngục, dạy cai ngục cách kiếm tiền bằng việc lấy tiền những kẻ muốn tiếp xúc với hắn. Đáng sợ hơn, sự cuồng ngạo muốn lưu danh thiên cổ của hắn như thứ virus có sức lây lan kinh khủng. Đã rất nổi tiếng, nhưng vợ chồng Nguyên soái bang vẫn muốn ăn theo tên đốt đền khi mớm lời cho hắn ngụy tạo lý do đốt đền, bất chấp cái giá phải trả là nhân phẩm, là đức hạnh, thân thể, thậm chí công lý…
Đạo diễn Lê Quý Dương đã vận dụng thủ pháp của sân khấu hiện đại để đồng hiện qua nhân vật Người nhà hát tìm về quá khứ, lý giải tâm tư của kẻ thủ ác này và từ bài học quá khứ, nhìn nhận đánh giá con người ngày hôm nay. Mở màn, nhân vật người nhà hát dẫn chuyện dùng ánh sáng của các bóng đèn- tư tưởng của con người hiện đại- soi rọi các ngóc ngách của ngôi đền đổ nát để lôi kẻ đốt đền rồi từ đó tìm hiểu nguồn gốc cái ác, nguồn gốc của sự tự ám thị đến mức điên rồ.
Thiết kế sân khấu với các bệ đá được giản lược tượng trưng cho không gian ngôi đền, ngục tù, nơi ở của nguyên soái bang... khá linh hoạt trong chuyển cảnh. đan xen trong câu chuyện là sự xuất hiện của người nhà hát thể hiện cảm xúc của con người hiện đại với diễn biến rất bất ngờ, nhiều sự biến của số phận tên đốt đền và công lý chỉ được thực thi nhờ vào nhiếp chính bang. ông đã phải phạm tội để trừng phạt cái ác, chấm dứt chuỗi sự biến hoang đường do hắn gây ra. đáng chú ý nhất là cảnh cuối, người nhà hát từ khán phòng đi lên, đối thoại với tên đốt đền, tranh cãi giữa hai nhân vật sống cách nhau hơn hai ngàn năm về những vấn đề có tính nhân loại như sự cuồng vọng, tha hóa của con người, những vấn nạn của quyền lực khi không có sự kiểm soát đã sẵn sàng chà đạp lên các giá trị cao đẹp vĩnh hằng của nhân loại.
Cuộc đối thoại gay gắt và rất thú vị khi kẻ đốt đền "bắt bệnh" thế giới hôm nay: tư tưởng bá quyền của nước lớn, tính hai mặt của chính trị… hay sự tham nhũng đang ăn mòn xã hội, tha hóa nhân cách cùng thói háo danh không kém phần dữ dội của con người hôm nay đi cùng sự vụ lợi với các thủ đoạn che đậy tinh vi. đó cũng là tiếng chuông cảnh báo từ vở diễn đối với xã hội đương thời. cuối vở, các nhân vật ẩn danh đang cố gắng hàn gắn lại, xây dựng từ đống hoang tàn để khẳng định các giá trị trường tồn của cái đẹp, của những giá trị linh thiêng cao quý… tuy vẫn còn đôi điều muốn nhắn tới đạo diễn về cái ngưỡng của mức nghe nhìn của khán giả, nhưng cách xử lý chung của lê quý dương giúp câu chuyện xưa trở nên dễ tiếp thu, kéo gần lịch sử và các bài học lịch sử cho xã hội đương đại.
Đây cũng là buổi diễn nêu bật được sức hội tụ của sân khấu lệ ngọc khi có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ tài năng ở nhiều thể loại sân khấu khác nhau đến với tác phẩm. nsnd tiến dũng đã trở lại với nghiệp diễn sau hơn hai mươi năm gắn bó với rối trong vai nguyên soái bang qua lối diễn tưng tửng, nhẹ như không và điệu cười khá… bỉ ổi để bóc trần sự giả dối, trong ngoài bất nhất của nhân vật. nsưt hoàng tùng từ cải lương sang diễn kịch nói đã có những biến chuyển rất tích cực khi vào vai tên cho vay nặng lãi rất nhỏ nhen, đầy tính toán mưu mô qua dáng đi đứng nhanh nhẹn mà luồn cúi, ánh nhìn sắc lẻm nhưng láo liên, thần thái cong lưng uốn gối khúm núm trước bất kỳ kẻ nào có khả năng áp đảo hắn. hay sự trở lại của lão làng nsưt lê chức vốn là người nổi tiếng có chất giọng truyền cảm đặc biệt đã sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật diễn với cảm xúc rất nghệ sĩ để đóng tốt vai trò kết nối giữa quá khứ và hiện tại. nsnd thúy ngần cũng từ các vai chèo để vào nhân vật nữ tư tế đền thờ artemis ma mị, cuồng tín, bao trùm và khống chế không gian kịch với chất giọng riêng dù vẫn chưa hoàn toàn khống chế tốt biểu cảm cần có của nhân vật.
Tác phẩm cũng ghi nhận sự phát triển của các gương mặt quen thuộc của Sân khấu Lệ Ngọc với hai nghệ sĩ đứng đầu là Văn Hải và Lệ Ngọc. Nghệ sĩ Văn Hải đảm nhiệm vai chính, Herostratus khá trọn vai. Đặc biệt là từ màn thứ ba trở đi, anh nhập thần và diễn xuất tự nhiên, làm thành một kẻ đốt đền rất nghệ sĩ, rất riêng qua những biến đổi, thăng trầm của vai diễn. NSND Lệ Ngọc vào vai Nguyên soái phu nhân cao ngạo, tự kiêu nhưng bản chất là một phụ nữ ham quyền lực, hiểm độc đã diễn như không diễn, như chính bản năng của mình trong cách thoại cùng ánh mắt sắc sảo, sự toan tính để nổi danh khiến bà ta trở thành kẻ hạ đẳng khi dâng hiến cho kẻ ác để được trường tồn trong sử sách. Hay diễn viên Quang Tú đã thể hiện khả năng chuyên nghiệp của mình ở một vai diễn duy nhất đại diện cho chính nghĩa, đốm sáng còn lại của cả một tập thể đã bị tha hóa bởi tiền, sự hám danh…
Là sân khấu xã hội hóa nhưng cách "chơi lớn" dám dựng kịch kinh điển, đầu tư công sức, tiền bạc vào một vở kịch kinh điển, đi thẳng vào những vấn đề nóng của thời đại một cách trực diện... tâm huyết và công sức của các nghệ sĩ như vợ chồng nghệ sĩ Văn Hải- Lệ Ngọc khiến đồng nghiệp phải kính nể và trân trọng.
Như đánh giá của nhà nghiên cứu Thế Khoa, "Giữa thời sân khấu tắt đèn vì Covid-19, họ đã thắp lên ngọn lửa rực sáng của tình yêu và lao động nghệ thuật một cách bền bỉ, gan góc, tận hiến. Với họ, không có gì là không thể". Mong ngọn lửa nghệ thuật của sân khấu Lệ Ngọc tiếp tục lan tỏa, đem lại sự ấm áp, khởi sắc cho sân khấu ở thời điểm bước vào năm 2022, một năm với bao thách thức, bất ngờ…
Hồng Hà