1. Bệnh về hệ tiêu hoá
Tết thường là thời điểm khiến ta dễ ăn uống thất thường nhất, tỷ như ăn nhiều chất đạm, ăn uống lệch bữa, uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích, ăn vặt/ sử dụng bánh kẹo mứt, không tập thể dục… chính là những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc các bệnh đường về đường tiêu hóa tăng cao, kèm theo các chứng bệnh như đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày, ngộ độc thức ăn, tăng men gan…
Trong trường hợp gặp phải chứng đầy bụng, khó tiêu thì cách đơn giản nhất là chúng ta lấy một củ gừng tươi nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước hòa nước ấm rồi uống, phần bã còn lại để vào vùng rốn sau đó lấy khăn ấm chườm quanh vùng bụng.
Nếu không may bị ngộ độc có nôn ói, tiêu chảy do thức ăn ôi thiu, kém vệ sinh hoặc sử dụng cùng lúc các món kỵ nhau sẽ dẫn đến mất nước và gây rối loạn điện giải. Vì vậy trong tủ thuốc gia đình nên có các gói thuốc có tác dụng giúp bù lại lượng nước và muối bị mất, song song đó cần ăn uống đủ chất, cân bằng các nhóm dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, uống nước ấm
Để duy trì sức khỏe đường tiêu hóa, nên ăn uống điều độ, không ăn quá no, ăn ít đồ ăn dầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia. Tuân thủ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa (Ảnh: Internet) |
Tránh ăn uống thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn tiết canh, không sử dụng gia cầm/sản phẩm từ gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc để chế biến thực phẩm.
2. Bệnh về đường hô hấp
Vào mùa xuân, không khí sẽ thường lạnh cũng như có độ ẩm cao hơn, các loại bụi mịn và vi khuẩn có trong không khí sẽ có dịp sinh sôi nhanh chóng. Mặt khác, việc dọn dẹp nhà cửa có thể khiến ta tiếp xúc với bụi nhà/mạt nhà, các vật phẩm trang trí nhà như cây cảnh, hoa chơi Tết có thể phát tán phấn hoa gây nặng thêm tình trạng dị ứng (viêm da, viêm mũi dị ứng). Khi đi du xuân, khói bụi, khói nhang ở ngoài môi trường vô tình tấn công mắt, mũi cũng dễ gây viêm kết mạc, viêm mũi.
Để phòng ngừa, cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Khi đi ra ngoài đường nên trang bị khẩu trang và thay khi dơ hoặc ướt, đeo kính chống bụi, chống nắng. Hạn chế đến những chỗ đông người, tránh tụ tập.
3. Bệnh lý tim mạch
Ngày Tết, tỷ lệ cho các nguy cơ tai biến, đột quỵ, co thắt mạch vành tăng cao hơn bao giờ hết, tất cả là do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mỗi người bị đảo lộn, ít vận động - thể dục, sử dụng nhiều rượu, bia, hút thuốc…. Vì vậy bảo vệ sức khỏe tim mạch trong những ngày Tết là vô cùng quan trọng.
Luôn duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng bình thường như mọi ngày, hạn chế các loại chất kích thích, rượu bia, tránh ăn đồ nhiều đường, nhiều muối nhiều dầu mỡ để hạn chế các nguy cơ đột quỵ và bệnh lý tim mạch.
Đối với những người có bệnh tim trước đó, cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, không được quên hay có tâm lý ngưng thuốc một vài ngày Tết để không bị bệnh tật.
4. Bệnh lý về xương khớp
Dịp Tết, chúng ta cũng dễ bị đau mỏi cổ, vai gáy khi ngồi lâu, ít vận động trong quá trình di chuyển để du xuân hoặc ngồi lâu để tham gia các lễ hội, trò chơi.
Việc ngồi lâu không chỉ không tốt cho vùng eo mà còn gây sức ép lâu dài lên xương chậu, khớp xương cùng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của chi dưới, gây phù nề chi dưới.
Để phòng tránh các bệnh lý về xương khớp do ngồi lâu trong dịp Tết, nên thực hiện một số động tác kéo giãn cơ, cố gắng duy trì tư thế ngồi đúng, đảm bảo ngồi thẳng cổ và đảm bảo mở rộng vùng thắt lưng, tránh gập người ra phía trước.
Nên duy trì thói quen tập luyện hằng ngày như đi bộ, bơi lội… để duy trì độ dẻo dai, bền bỉ của xương khớp.
Nếu đã có bệnh lý cột sống thắt lưng, nhớ đeo đai lưng hỗ trợ khi phải ngồi lâu, di chuyển chặng đường xa (Ảnh: Internet) |
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: