View this post on Instagram
A post shared by Vương Gia (@hongvuonggia) on Aug 4, 2020 at 2:01am PDT
Ghebreyesus tuyên bố: "Hiện không có vũ khí tiêu diệt COVID-19 và có thể sẽ không bao giờ có cả" và nói chặng đường trở lại cuộc sống bình thường như trước vẫn còn rất xa, thậm chí có thể thế giới sẽ phải chung sống với COVID-19.
Tính đến thời điểm viết bài, cả thế giới có 18.463.982 ca mắc COVID-19 với 697.740 người Tu vong.
Nhà lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới bị chỉ trích vì phát ngôn khiến nhiều người thêm hoang mang.
Dù vậy, Ghebreyesus hy vọng rằng các loại vắc xin sẽ ngăn ngừa được sự lây nhiễm COVID-19: "Một số loại vắc xin đang ở giai đoạn ba, giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Chúng ta đều hy vọng sẽ có được một vài loại có hiệu quả phòng chống lây nhiễm".
Đây không phải lần đầu ông Ghebreyesus nói riêng và WHO nói chung bị chỉ trích.
Hôm 10.4, Tổng thống Trump cáo buộc Tổ chức Y tế thế giới giúp Trung Quốc che giấu số ca mắc COVID-19.
Theo ông Trump, Tổ chức Y tế thế giới đã biết Trung Quốc không trung thực về quy mô số ca mắc nhưng không muốn thông báo cho thế giới biết và Mỹ sẽ đi đến cùng điều tra sự việc.
Ngày 7.4, Tổng thống Mỹ chỉ trích WHO thiên vị Trung Quốc và bày tỏ ý định xem xét lại khoản đóng góp cho tổ chức này.
Mỹ đã đóng góp 893 triệu USD cho WHO trong thời hạn 2 năm trong khi đóng góp của Trung Quốc là 86 triệu USD.
Sau nhiều lần chỉ trích về phản ứng của WHO trong đại dịch COVID-19, hôm 7.7, Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu rút Mỹ khỏi WHO, cắt đứt mối quan hệ cũng như đe dọa đến các khoản tài trợ với tổ chức y tế này.
Cách đây ít ngày, Keiji Fukuda, giáo sư lâm sàng tại Đại học Hong Kong, cựu thành viên của WHO và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho rằng WHO đã không làm tốt vai trò của mình trong đợt dịch này.
Theo ông Fukuda, WHO và Ghebreyesus bị lên án bởi không đưa ra cảnh báo COVID-19 có thể lây từ người sang người và chậm cập nhật hướng dẫn về việc đeo khẩu trang.
Trước khi Tổng thống Mỹ trút cơn giận lên WHO, nhiều quan chức chính phủ, chuyên gia y tế và các nhà phân tích khắp thế giới nêu quan ngại về cách tổ chức này phản ứng trước dịch COVID-19.
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản - Tara Aso gọi WHO là "Tổ chức Y tế Trung Quốc" vì mối quan hệ gần gũi bất thường với Bắc Kinh.
Các quan chức Đài Loan cho rằng WHO đã phớt lờ những cảnh báo của họ về coronavirus chỉ vì Trung Quốc không cho hòn đảo này trở thành thành viên chính thức của WHO.
Giới phê bình chỉ trích WHO quá tin tưởng Trung Quốc dù nhiều bằng chứng cho thấy nước này cố tình che đậy dịch bệnh COVID-19 ở thành phố Vũ Hán.
Cá nhân Ghebreyesus bị cho là chậm chạp trước khi chịu công bố đại dịch toàn cầu.
Trong khi đó, một số nhà sản xuất dược phẩm lại thông báo về hiệu quả của liệu pháp kháng thể. Hãng Regeneron hôm qua cho hay, liệu pháp này đã chứng tỏ khả năng phòng chống và điều trị COVID-19 ở khỉ và chuột. Liệu pháp kháng thể bao gồm những kháng thể có khả năng chặn SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào. Những kháng thể này được lấy từ những những người đã khỏi COVID-19.
Trong khi chờ vắc xin ra đời, Chính phủ Mỹ đã chi 450 triệu USD cho hãng Regeneron để đẩy nhanh việc sản xuất liệu pháp điều trị bằng kháng thể bởi điều trị hiệu quả thực sự rất cần vào lúc này.
Chủ đề liên quan: