Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

10 loại rau củ chứa độc nếu không được nấu chín kỹ

Chế biến rau củ sai cách có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe...

sữa đậu nành:do trong đậu nành sống có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. sữa đậu nành phải được nấu chín, đun nóng đến 100° c trong khoảng 10 phút.

Trong đậu cô ve có chứa độc tố saponin. nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa gây ngộ độc và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa.

Sắn sống chứa glucosides cyanogenic kích thích sản xuất chất hydrogen cyanide rất độc. Ăn 150-300gram sắn sống có thể gây ngộ độc và thậm chí Tu vong.

Hạt đậu tằm chứa một số loại enzyme khuyết thiếu, có tác động nhất định đối với cơ thể con người, có thể gây ra hội chứng tán huyết dị ứng sau khi ăn đậu tươi. Các triệu chứng của ngộ độc đậu tằm là thiếu máu, vàng da, gan to, nôn mửa, sốt…

Khoai tây nảy mầm có chứa solanine, chất có thể gây ngộ độc, cứng lưỡi, khiến thanh quản tê liệt, gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, nóng rát dạ dày và các triệu chứng khác.

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da.

Các loại rau mầm có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, salmonella và Listeria. Vì vậy, nếu ăn rau mầm sống sẽ rất dễ bị ngộ độc.

Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.

Rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic, khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Trong măng chứa nhiều glucid, khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều./.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/10-loai-rau-cu-chua-doc-neu-khong-duoc-nau-chin-ky-20200620212244218.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong một chương trình truyền hình về dinh dưỡng cho trẻ, 100 giáo sư và chuyên gia dinh dưỡng của Nhật đã cùng chọn ra 10 loại rau củ tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, tồn dư nitrat trong thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính cản trở oxy, khó thở, thiếu máu. Về lâu dài chúng kết hợp với các amin tạo thành tiền chất gây ung thư nitrosamin.
  • Chọn lựa đúng loại rau và ăn đúng cách sẽ giúp bạn no lâu, giảm cân nhanh mà không bị đuối sức.
  • Những trẻ không được bú mẹ, thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn nên ngoài các bữa ăn, cần cho trẻ uống thêm nước, đặc biệt là nước hoa quả (cam, chanh...) uống từ từ ít một.
  • Các loại củ, quả là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời nhất. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây, hãy lưu ý các loại quả này nhé.
  • Cùng ngắm nhìn những loại trái cây, rau củ mà ta vẫn ăn hàng ngày dưới một góc nhìn được phóng đại gấp hàng trăm nghìn lần.
  • Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mạn.
  • Hệ tiêu hóa hoạt động tốt sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Những thực phẩm sau đây có thể giúp làm sạch dạ dày, qua đó cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Mẹo chi tiêu rau củ giúp bạn bạn không tốn nhiều chi phí để có được rau củ . Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY