Ảnh minh họa
Nấm hương là một loại nấm rất phổ biến, còn được gọi là "kho báu dinh dưỡng". Nấm chứa một thành phần "chăm sóc sức khỏe" đặc biệt - polysaccharide, có thể tăng cường chức năng của tế bào lympho T.
Do đó cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh khác nhau. Vì vậy, những người có khả năng miễn dịch thấp nên ăn nhiều nấm hơn.
Một lượng lớn caroten chứa trong cà rốt có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết.
Đồng thời, vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào biểu mô. Ăn nhiều cà rốt có thể giúp ích trong việc tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
Ảnh minh họa
Mật ong tự nhiên có chứa một lượng chất chống oxy hóa cao, gọi là flavonoid và polyphenol. Những chất này có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh.
Bên cạnh đó, mật ong cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống lại các virus gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khả năng cản trở sự phát triển của các mầm bệnh cũng như chống lại một số vi khuẩn của mật ong là cực kì cao.
Thông thường bạn có thể uống thêm nước mật ong vừa có tác dụng tăng cường chức năng của đường hô hấp vừa nâng cao khả năng miễn dịch.
Cải thảo là loại rau xanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, đáp ứng hơn 45% nhu cầu hàng ngày. Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành tế bào bạch cầu trung tính, giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh.
Hàm lượng kali trong 100 gam cải thảo chứa khoảng 287mg, cao gấp 3 lần so với bắp cải có cùng trọng lượng. Kali là nguyên tố quan trọng để duy trì sự kích thích thần kinh cơ và giúp cơ hoạt động bình thường. Những người thường xuyên mệt mỏi thường xuyên ăn cải thảo có tác đụng điều hòa hệ miễn dịch rất tốt.
Ảnh minh họa
Cải bẹ có vị đắng và có tính kháng khuẩn, chống viêm. Cải bẹ có chứa một lượng lớn axit ascorbic, đây là một chất có hoạt tính khử cao, làm tăng hàm lượng oxy trong não người và cải thiện trạng thái tinh thần của cơ thể con người.
Nó cũng chứa flavonoid, sulforaphane và indole, có thể ngăn ngừa tế bào lão hóa, khối u và ung thư, cải thiện khả năng miễn dịch.
Bông cải xanh rất giàu beta-carotene và flavonoid. Carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người, có thể bảo vệ da và thị lực, tăng cường khả năng miễn dịch.
Bông cải xanh cũng giàu axit folic và vitamin C, giúp chống lại cảm lạnh và cảm cúm. Bông cải xanh cũng giàu chất chống oxy hóa như sulforaphane.
Thường xuyên ăn bông cải xanh là một lựa chọn tuyệt vời để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Cà chua rất giàu lutein, một chất chống oxy hóa tương tự như beta-carotene, có tác dụng tốt trong việc tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người.
Theo các thí nghiệm lâm sàng, lutein có hiệu quả cải thiện khả năng miễn dịch gấp 100 lần so với vitamin E.
Cà chua có thể được ăn trực tiếp như một loại trái cây hoặc như một loại rau. Bạn có thể ăn cà chua trộn với đường, hoặc bạn có thể làm món trứng bác cà chua, đều là những lựa chọn tốt.
Tỏi kích thích các tế bào miễn dịch và có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, tỏi giúp điều chỉnh sự bài tiết cytokine - một phản ứng từ các tế bào trong cơ thể có thể giúp giảm chấn thương và nhiễm trùng, chống viêm và cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn.
Bạn có thể chỉ cần thêm tỏi vào các món ăn yêu thích khi bị ốm, điều này sẽ cải thiện hệ miễn dịch bạn được tốt hơn.
Quả kiwi còn được coi là "viên Thu*c vitamin C tự nhiên", hàm lượng vitamin C trên 100 gam quả kiwi cao tới 300mg, gấp 5 đến 10 lần cam quýt và 20 - 80 lần táo.
Quả kiwi còn chứa nhiều loại axit amin và các chất chống ung thư cần thiết cho cơ thể con người, có chức năng bảo vệ tim mạch và tăng cường thể lực. Ngoài ra, chất kiềm hữu cơ trong quả kiwi có thể trung hòa lượng axit hữu cơ dư thừa trong cơ thể người, có thể cân bằng độ pH, giảm mệt mỏi, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi thể lực.
Táo tàu chứa một lượng lớn oligosaccharides, arabinan và galacturonan bao gồm glucose và fructose.
Đồng thời chứa một lượng lớn vitamin C, riboflavin, thiamine, carotene, niacin và các loại vitamin khác, có tác dụng bồi bổ mạnh mẽ, có thể cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tật.
Tuy nhiên, táo tàu là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn nhiều sẽ dễ nổi cáu, 3 đến 5 quả mỗi ngày là phù hợp.
Miễn dịch là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, khi vi-rút và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đầu tiên hệ miễn dịch sẽ chống lại vi khuẩn để bảo vệ cơ thể.
Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch thấp, cơ thể rất dễ mắc bệnh. Do đó, ngoài việc ăn những thực phẩm trên, chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng cũng giúp điều chỉnh khả năng miễn dịch của cơ thể ở trạng thái tốt nhất.
Nguồn: Sohu
https://afamily.vn/10-loai-thuc-pham-re-tien-nay-la-bac-thay-giup-cai-thien-kha-nang-mien-dich-khuyen-ban-an-nhieu-trong-mua-dich-benh-20220130225652791.chn