Trong 2 năm qua, rất nhiều người đã quan tâm đến việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch như kẽm vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trên thực tế, đây là khoáng chất thiết yếu có thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe mắt. Theo Krista Linares, chuyên gia dinh dưỡng tại Los Angeles, California, thiếu hụt chất này rất dễ gây suy giảm chức năng miễn dịch và mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã chỉ ra, kẽm có thể làm giảm thời gian mắc cảm lạnh thông thường.
Lượng kẽm được các chuyên gia khuyến nghị nên hấp thụ hàng ngày là 11mg đối với nam giới và 8mg đối với phụ nữ. Hầu hết những người sở hữu chế độ dinh dưỡng đa dạng đều có thể đạt được con số này thông qua bữa cơm hàng ngày.
Dưới đây là tổng hợp một số loại thực phẩm giàu kẽm mọi người không nên bỏ qua để ngủ ngon, da dẻ tràn đầy collagen.
Các sản phẩm làm từ động vật như hải sản, thịt và sữa là nguồn cung cấp kẽm dồi dào nhất.
Hàu chứa một lượng lớn kẽm, 6 con hàu cung cấp tới 33mg kẽm, gấp hơn 4 lần lượng kẽm các chuyên gia khuyến nghị hấp thụ mỗi ngày ở phụ nữ.
Nhìn chung, những món ăn được chế biến từ cũng chúng đều đem lại một lượng lớn khoáng chất thiết yếu này.
Do đó, thay vì lựa chọn thực phẩm bổ sung, bạn nên cân nhắc tăng cường ăn một số thực phẩm giàu kẽm như hàu.
Thịt bò sở hữu một lượng lớn sắt, kẽm và vitamin B, các chất dinh dưỡng quan trọng cơ thể cần để hoạt động hiệu quả.
Thịt bò không chỉ giàu protein mà còn là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào. Một chiếc bánh mì kẹp thịt bò xay cung cấp tới hơn một nửa lượng kẽm các chuyên gia khuyến nghị hấp thụ mỗi ngày. Không những vậy, thịt bò còn sở hữu nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như sắt, protein và vitamin B.
Gà tây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn tăng cường thực phẩm giàu kẽm, protein và hạn chế hấp thụ chất béo bão hòa. Một khẩu phần ăn cung cấp khoảng ⅓ lượng kẽm được khuyến nghị hấp thụ hàng ngày ở phụ nữ. Gà tây xay có thể được sử dụng giống thịt bò xay để làm bánh mì kẹp, thịt viên.
Sữa chua là một nguồn cung cấp tuyệt vời nhiều loại vitamin và khoáng chất hỗ trợ chức năng miễn dịch như riboflavin, kẽm, selen và magie.
Không chỉ là một nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào, sữa chua giúp bổ sung tới gần 10% lượng kẽm cần hấp thụ mỗi ngày. Mọi người nên lựa chọn những loại chứa ít đường, chất béo như sữa chua Hy Lạp. Đồng thời, kết hợp chúng với thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân, bơ lạc sẽ giúp bạn có một món ăn nhẹ giàu protein và kẽm.
Những người ăn chay cần tiêu thụ nhiều đậu để bổ sung kẽm cho cơ thể.
Do kẽm thường có mặt trong những thực phẩm giàu protein, các loại đậu bổ sung nhiều chất này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Chúng là một trong những sản phẩm làm từ thực vật giàu kẽm nhất. Dù tất cả các loại đậu đều sở hữu một lượng lớn kẽm, đậu trắng và đậu mắt đen có khả năng bổ sung nhiều chất này nhất.
Nằm trong họ nhà đậu, đậu gà sở hữu hàm lượng protein cao và chứa nhiều kẽm. Đây cũng là một trong những thành phần chính của hummus, một món ăn ngon và giàu chất kẽm.
Bạn có thể tiêu thụ đậu gà bằng cách luộc, rang, chiên, dùng làm món súp, hầm, nướng hoặc thậm chí thêm vào salad để tăng hương vị.
Do cơ thể không tạo ra hoặc dự trữ được kẽm, mọi người cần tăng cường chất này thông qua việc tiêu thụ thực phẩm.
Giống sữa chua, sữa là một nguồn cung cấp kẽm dồi dào mọi người không nên bỏ qua. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một cốc sữa chứa gần 10% lượng kẽm cơ thể cần hấp thụ hàng ngày. Do đó, uống một ly sữa mỗi ngày là việc làm cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch.
Không chỉ sở hữu nhiều kẽm, hạnh nhân còn chứa vitamin E, một trong những chất chống oxy hóa mạnh mẽ nhất.
Hạnh nhân cũng là một nguồn cung cấp kẽm và protein từ thực vật tuyệt vời. Trên thực tế, nếu muốn tăng cường kẽm cho cơ thể, mọi người nên lựa chọn hạnh nhân thay vì sử dụng sữa hạnh nhân. Một khẩu phần hạnh nhân nguyên hạt khoảng 28g bổ sung gấp đôi lượng kẽm so với một ly sữa được làm từ loại hạt này.
Lạc là một loại thực phẩm khác sở hữu hàm lượng kẽm cao, cung cấp nhiều protein và chất béo lành mạnh. Bơ lạc làm từ lạc cũng bổ sung nhiều chất này và đã được không ít người ưa chuộng. 2 thìa bơ lạc cung cấp khoảng 7% lượng kẽm cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày.
Đậu nành luộc là một loại đậu khác có hàm lượng protein và kẽm cao. Như đã đề cập, các loại đậu nói chung đều sở hữu một lượng lớn chất này. Dù ở dạng tươi, luộc hoặc khô, một bát đậu cung cấp tới khoảng 19% lượng kẽm cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày.
(Nguồn: Pre)
https://afamily.vn/10-thuc-pham-giau-kem-bac-nhat-chi-em-bo-sung-deu-se-ngu-ngon-da-lang-min-cang-tran-collagen-2022040120295967.chn