Bệnh mề đay làm xuất hiện trên da bé những nốt mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa ngáy rất khó chịu. Bé có thể gãi ra khiến các vùng da này bị trầy và viêm nhiễm nặng hơn, vì vậy phụ huynh cần điều trị sớm cho bé. Tham khảo ngay các cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn nhưng cho hiệu quả khá tốt tại nhà ngay trong bài viết dưới đây.
Nổi mề đay ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng khiến bé luôn ngứa rát khó chịu
Làn da trẻ em rất nhạy cảm, vì vậy chỉ một yếu tố nhỏ cũng có thể khiến bé bị dị ứng, kích thích và nổi mề đay. Thực tế nổi mề đay không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại khiến bé ngứa rát khó chịu, có thể gãi các vết mẩn đỏ trên da khiến chúng bị xước và dễ nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, nổi mề đay nếu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng mề đay mãn tính, lặp đi lặp lại nhiều và hình thành sẹo trên da.
Trẻ bị mề đay có thể kèm theo các cơn sốt cao, người mệt mỏi chán ăn, quấy khóc. Tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe và cả tinh thần cho bé. Vì vậy phụ huynh cần sớm điều trị bệnh mề đay dứt điểm cho bé bằng các phương pháp Đông, Tây y kết hợp với một số phương pháp điều trị tại nhà dưới đây.
Tình trạng mề đay có thể biến mất sau vài tuần trên da trẻ mà không cần dùng các phương pháp hỗ trợ nào. Tuy nhiên điều này khiến bé khó chịu trong thời gian dài và có thể để lại sẹo trên da do bé ngứa nên gãi làm trầy xước và viêm nhiễm da. Những trẻ bị mề đay mãn tính cũng cần sử dụng các loại thuốc Tây để hỗ trợ việc điều trị dứt điểm mề đay hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh mề đay bằng cách loại thuốc tây đem đến hiệu quả nhanh chóng
Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh mề đay ở trẻ em bao gồm
Histamine là thành phần trung gian bên trong da gây nên các kích thích dị ứng điển hình như phản ứng nổi mề đay. Vì vậy muốn giảm bớt các triệu chứng này cần phải ngăn chặn sự hoạt động của nó. Một số nhóm thuốc kháng Histamine phù hợp với trẻ nhỏ như Benadryl cream, Phenergan ở dạng bôi và Loratadine, Cetirizine, Zantac, Tagamet, Fexofenadine ở dạng uống.
Thuốc kháng H1 có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng… Vì vậy phụ huynh cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ trong thời gian dùng thuốc.
Menthol là một hoạt chất có chiết xuất từ cây bạc hà, thường được dùng trong các triệu chứng dị ứng, giảm đau tại chỗ, chuột rút hay bầm tím. Thuốc có tính chất mát nên có thể hỗ trợ làm dịu các vùng da bị sưng tấy, ngứa rát nhờ đó cải thiện tình trạng mề đay đáng kể.
Corticoid có tính kháng viêm mạnh nên giúp giảm nhanh các tình trạng viêm nhiễm trên da, kiểm soát tình trạng hệ miễn dịch bị tấn công rất tốt. Tuy nhiên da trẻ em rất nhạy cảm nên dùng nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như mỏng da, mụn nhọt và một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé. Vì vậy, bác sĩ thường chỉ định nhóm Corticoid dạng nhẹ cho trẻ hoặc chỉ sử dụng khi bé bị mề đay dạng nặng, mề đay mãn tính để hạn chế tối đa các phản ứng phụ nhất.
Tuy nhiên tốt nhất không dùng sản phẩm này cho trẻ dưới 1 tuổi. Một số loại thuốc có thể dùng cho trẻ như Flucinar, Fluocinolon, Hydrocortison, Triamcinolone,…
Mề đay là dạng dị ứng nhẹ có thể tự biến mất nên phụ huynh có thể áp dụng các điều trị an toàn cho bé bằng các dùng một số loại kem dưỡng ẩm có chứa vitamin A, C, D, E cùng niacinamide, tinh chất nghệ… Các hoạt chất này có tác dụng cấp ẩm nhanh, làm dịu da, nhanh làm các vùng da bị tổn thương và hạn chế để lại thâm sẹo.
Có thể dùng một số loại kem dưỡng ẩm để làm dịu các triệu chứng ngứa rát trên vùng da bị mề đay cho bé
Việc dùng thuốc có thể thực hiện tại nhà, tuy nhiên cần có sự chỉ định của bác sĩ. Phụ huynh không tự ý mua thuốc điều trị cho con vì có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến tình trạng viêm nhiễm càng trầm trọng hơn hay xảy ra một số phản ứng dị ứng, nhất là với các loại thuốc uống. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng thuốc chỉ định, không tăng hay giảm liều dùng vì đều đem đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Ưu điểm của việc dùng thuốc Tây Y là cho kết quả điều trị khá nhanh chóng, chỉ sau vài ngày các triệu chứng của bệnh mề đay đã nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây lại không thực sự phù hợp với cơ địa ở trẻ nhỏ vì các cơ quan tiếp nhận thuốc như gan thận còn chưa thực sự hoàn thiện. Vì vậy mẹ có thể dùng cách chữa mề đay ở trẻ em bằng thuốc Đông Y , tuy cho hiệu quả lâu hơn nhưng an toàn và rất tốt cho sức khỏe.
Các bài thuốc Đông Y dù cho hiệu quả lâu hơn nhưng rất an toàn cho trẻ nhỏ
Các bài thuốc Đông Y chủ yếu sử dụng các loại thảo dược tự nhiên và điều trị trên nguyên tắc chống dị ứng, trừ tà và tiêu độc đồng thời bồi bổ cơ thể từ bên trong, an thần giúp người bệnh vừa hết bệnh lại vừa khỏe hơn trông thấy. Mẹ hãy tham khảo ngay những bài thuốc Đông y điều trị mề đay cho trẻ nhỏ sau đây
Dùng cho các trường hợp bé bị mề đay khởi phát đột ngột, ngứa ngáy dữ dội, có các vết phát ban màu hồng, tiến trình lây lan nhanh. Kèm theo đó trẻ có thể bị nóng trong, táo bón, nước tiểu có màu vàng.
Mề đay thể phong hàn là tình trạng trẻ bị mắc mề đay do các tác nhân thời tiết thay đổi với các đặc trưng sẩn ngứa có mù nhạt, kích thước không đều và lây lan chậm. Trẻ cũng có các triệu chứng khác như chảy nước mũi, hắt hơi và hơi ngứa nhẹ.
Mề đay thể phong thấp nhiệt thường ít gặp ở trẻ em hơn hai thể trên với các biểu hiện đặc trưng như phát ban trên da có màu đỏ sạm, lây lan nhanh hơn khi gặp gió hoặc nhiệt độ tăng đột ngột. Trẻ cũng có thể bị sốt nhẹ về chiều kèm theo cơ thể mệt mỏi, ít tiểu tiện, khó khăn khi đại tiện.
Dùng bài thuốc gồm: Ngân hoa, bồ công anh mỗi thứ 15g; trần bì, sinh cam thảo và hậu phác mỗi thứ 6g; hoàng cầm, hoạt thạch, linh bì và xích thược mỗi vị 10g; hoắc hương 6g và bội lan 10g cho sau cùng. Đem sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia ra các bữa nhỏ cho bé uống trong ngày.
Mề đay thể thực tích là tình trạng dị ứng phát ban da sau khi ăn các thực phẩm như cá, đậu phộng, sữa vv… Biểu hiện thường thấy của tình trạng này là mề đay nổi sắc đỏ/ trắng và kéo dài lâu hết. Bé có thể mắc chứng ngực đầy, chán ăn, buồn nôn, bụng cồn cào khó chịu và đại tiện không đều.
Sử dụng bài thuốc Đông y sau: Địa phu tử, kê nội kim, tiêu tân lang, phục linh, xích thược, cúc hoa, tiêu sơn tra (mỗi vị 10g), ngân hoa 12g, bạch tiễn bì 15g. Đem sắc thuốc uống ngày 1 thang, chia ra các bữa nhỏ cho bé uống trong ngày.
Lưu ý là với các bài thuốc Đông Y vẫn cần có sự thăm khám và chỉ định từ thầy thuốc. Dù thuốc Đông Y có thể dùng an toàn cho mọi lứa tuổi nhưng nó có vị đắng nên thường rất khó uống. Phụ huynh nên chia nhỏ thuốc ra thành nhiều bữa nhỏ cho con uống và không nên quá ép con uống có thể sẽ gây nên tâm lý sợ hãi. Tuy nhiên nhớ không uống quá 6 lần/ ngày và cũng không nên ít hơn 2 lần/ ngày.
Việc dùng thuốc Đông Y cần kiên trì thực hiện dài ngày thì mới có kết quả tốt và có thể dứt điểm bệnh mề đay. Bên cạnh đó cũng lưu ý là không lạm dụng thuốc quá dài ngày vì có thể gây một số tác dụng phụ lên thận không tốt cho trẻ nhỏ. Trong qua trình dùng thuốc Đông Y thì không được dùng thuốc Tây y dạng uống. Tốt nhất nếu đang điều trị một bệnh nào đó song song với mề đay cần dùng thuốc Tây Y thì phụ huynh nên hỏi ý kiếm bác sĩ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con.
Các bài thuốc Đông và Tây Y có tác dụng giải quyết những vấn đề tiềm ẩn bên trong gây nổi mề đay, nhờ đó có thể điều trị bệnh dứt điểm. Phụ huynh nên áp dụng thêm một số cách chữa mề đay ở trẻ em tại nhà để kiểm soát các triệu chứng này, giảm tình trạng ngứa rát, khó chịu cho con nhanh chóng.
Các phương pháp tại nhà đa số cũng sử dụng các loại thảo dược xung quanh an toàn để làm dịu da, giảm ngứa và có thể điều trị các triệu chứng mề đay dạng nhẹ, mới khởi phát khá tốt. Phụ huynh có thể đun nước tắm với một số loại lá như Lá tía tô, lá trầu không, lá kinh giới đều đem đến khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu da và giảm ngứa rất tốt.
Lá đơn đỏ chữa mề đay là bài thuốc quen thuộc được dùng nhiều trong dân gian khá an toàn cho mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Trong lá này có chứa các hoạt chất như tannin, Coumarin và Saponin có tác dụng làm dịu các kích ứng da, tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, nên được dùng làm thuốc trị các bệnh ngoài da như mề đay rất hiệu quả.
Lá đơn đỏ là bài thuốc trị mề đay được dân gian sử dụng rất nhiều bởi độ an toàn và hiệu quả cao cho trẻ em
Phụ huynh có thể tham khảo các cách điều trị dưới đây
Lá khế vị chua chát, se, tính lạnh, có khả năng tiêu viêm giải độc, thường dùng cho các trường hợp lở ngứa, phát ban, ung nhọt do huyết nhiệt. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy trong loại lá này có chứa rất nhiều nhiều vitamin, khoáng chất cùng các chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ khả năng phục hồi tại các vùng da bị tổn thương đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da hiệu quả.
Cách cách chữa mề đay ở trẻ em với lá khế như sau
Nhựa nha đam có thể cấp ẩm cho da bé rất an toàn và cho hiệu quả cao. Đồng thời nhựa này cũng có tác dụng kháng khuẩn chống viêm rất tốt, vừa có thể làm giảm các triệu chứng ngứa rát vừa ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm nặng hơn hiệu quả. Mẹ chỉ cần dùng một nhánh nha đam rửa sạch, gọt vỏ lấy lớp gel trong đắp lên vùng da bị mề đây một lúc sau đó rửa lại bằng nước ấm sẽ thấy các triệu chứng mề đay nhanh chóng thuyên giảm.
Theo y học cổ truyền, lá kinh giới có vị cay nồng, tính ấm, có tác dụng thúc nọc sởi, giải độc tiêu viêm nên thường được tận dụng trong giảm các triệu chứng ngứa rát do mề đay gây ra rất hiệu quả. Các nghiên cứu cũng cho thấy trong loại thảo dược này có chứa d-menthol, menthol racemic, d-limonen,… Đây là những hoạt chất có đặc tính khử trùng từ sâu bên trong cùng rất nhiều các dưỡng chất và vitamin cần thiết giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mề đay nhanh chóng.
Dùng lá kinh giới chữa mề đay cho bé đem lại hiệu quả khá nhanh chóng lại không có tác dụng phụ.
Cách chữa mề đay ở trẻ em bằng lá kinh giới như sau
Lưu ý là những cách điều trị trên đây dù có thể làm giảm các triệu chứng ngứa rát, sưng phù trên da do mề đay ngay lập tức nhưng nó không có tác dụng điều trị dứt điểm với những bé mắc mề đay mãn tính hay các trường hợp bị mề đay do các yếu tô gây bệnh bên trong.
Các phương pháp này đều là các bài thuốc dân gian truyền miệng nên có thể không phù hợp với cơ địa của một số bé, vì vậy nếu thấy sau một thời gian dùng mà không có hiệu quả phụ huynh nên tạm ngưng và đưa bé đến các bệnh viện để điều trị nhanh chóng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mề đay ở trẻ em, vì vậy cách để chữa dứt điểm bệnh này chính là tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt với các nguyên nhân nổi mề đay do nhiễm trùng cấp hay do dị ứng thuốc thì cần phải điều trị bệnh nền trước thì các phương pháp điều trị tại nhà này mới thực sự có hiệu quả.
Bên cạnh đó, với các cơ địa dễ bị dị ứng thì tình trạng mề đay vẫn có thẻ tái phát rất nhiều lần, vì vậy phụ huynh nên chú ý biện pháp phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất
Hy vọng những chia sẻ về cách chữa mề đay ở trẻ em trên đây đã đem đến cho phụ huynh nhiều thông tin hữu ích. Tốt nhất phụ huynh nên đến tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh đồng thời kết hợp với một số phương pháp điều trị tại nhà trên đây để cải thiện tình trạng nổi mề đay ở trẻ tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Chủ đề liên quan: