Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y quan niệm "tâm tại khiếu vi thiệt". Tức là, lưỡi là một trong những bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của tim.
Lưỡi là một trong những bộ phận quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của tim.
Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh, Đông y cũng như y học hiện đại đều nhận thấy, lưỡi của chúng ta không có biểu bì nên có thể quan sát rất rõ tình trạng mạch máu trên lưỡi. Từ đó, nhìn vào lưỡi, bạn có thể phán đoán được tuần hoàn máu cũng như chức năng S*nh l* của tim đang gặp vấn đề hay không.
Do đó, khi thấy lưỡi xuất hiện những dấu hiệu này, bất cứ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua. Nếu không, tim rất dễ mắc bệnh nặng, vô cùng đáng tiếc.
1. Lưỡi bị bầm, tím sẫm
Nếu đột nhiên bạn quan sát thấy lưỡi của mình xuất hiện nhiều những vết bầm tím sẫm thì đây rất có thể là hiện tượng của huyết ứ.
Nếu kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, khó thở, mất ngủ, ngứa lưỡi - lưu ý là các triệu chứng xuất hiện cùng nhau thì điều này cảnh báo các mạch máu trong cơ thể đang bị tắc nghẽn. Nguyên nhân sâu xa là tim đang suy yếu nên dẫn đến điều này.
Nếu xuất hiện hiện tượng này, bạn nên đi khám để tránh nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhé!
Nếu đột nhiên bạn quan sát thấy lưỡi của mình xuất hiện nhiều những vết bầm tím sẫm thì đây rất có thể là hiện tượng của huyết ứ.
2. Lưỡi đỏ và sưng
Nếu bạn quan sát thấy lưỡi của mình vừa đỏ và sưng thì hãy cẩn trọng. Hiện tượng này kèm theo đánh trống ngực, tim đập nhanh thì rất dễ mắc các chứng bệnh tim mạch.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, đây là biểu hiện của chứng thiếu tâm âm. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tuyệt đối không được chủ quan.
3. Xuất hiện màng trắng rõ rệt ở trên lưỡi
Màng trắng trên lưỡi phản ánh rất nhiều những vấn đề về tim mạch. Nếu màng trắng xuất hiện rõ rệt trên lưỡi, kèm theo hiện tượng mỏi mệt thường xuyên, tim của bạn rất có thể đang bị thiếu máu.
Nếu lưỡi của bạn vừa có màng trắng lại vừa xuất hiện nhiều dịch nhờn bám bên trên, kèm theo hiện tượng đánh trống ngực, nguy cơ bạn bị xơ vữa động mạch cực cao.
Màng trắng trên lưỡi phản ánh rất nhiều những vấn đề về tim mạch.
1. Lười vận động
Bạn nên thường xuyên vận động. Ngay cả sau độ tuổi 50, bạn đã về hưu thì cũng nên tăng cường vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga... Đây là những cách tập luyện cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch.
2. Luôn nghĩ "tôi còn quá trẻ"
Đừng cho rằng đến khi về già mới tính đến việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và luôn nắm các chỉ số huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Thời điểm lý tưởng để giúp trái tim khỏe mạnh chính là ngay bây giờ!
Thời điểm lý tưởng để giúp trái tim khỏe mạnh chính là ngay bây giờ!
3. Uống rượu quá nhiều mỗi lần
Uống chút rượu vang mỗi ngày có thể tốt cho tim mạch. Nhưng nếu bạn uống quá nhiều, dù là rượu nào, cũng có thể làm tăng chất béo trong máu, tăng huyết áp.
4. Không quan tâm chỉ số cholesterol
Mức cholesterol của bạn là bao nhiêu? Còn huyết áp của bạn thì sao? Bạn không có bất cứ manh mối nào? Thật là tồi tệ vì nó có thể cao hơn rất nhiều so với những gì bạn đang nghĩ.
Do đó, bắt đầu từ 20 tuổi trở đi, hãy chắc chắn rằng bạn đi khám bác sĩ thường xuyên và lập một kế hoạch để kiểm tra, theo dõi các con số.
Bắt đầu từ 20 tuổi trở đi, hãy chắc chắn rằng bạn đi khám bác sĩ thường xuyên và lập một kế hoạch để kiểm tra, theo dõi các con số.
5. Béo bụng không đáng lo
Đây là suy nghĩ sai lầm. Béo bụng đặc biệt có hại cho tim của bạn. Vì vậy, hãy lấy thước dây và kiểm tra thường xuyên vòng eo của bạn. Nếu bụng phụ nữ tầm 89cm, đàn ông 101cm thì đây là một cảnh báo đỏ cho sức khỏe tim mạch.
6. Hút Thu*c lá thụ động
Rất nhiều người cho rằng hút Thu*c lá nói chung gây hại phổi. Thực tế, việc hít phải khói Thu*c lá có thể làm tổn thương tim và mạch máu của bạn. Và bạn nên tránh nó tối đa.
https://afamily.vn/3-dau-hieu-o-luoi-chung-to-tim-khong-khoe-tuan-hoan-mau-dang-gap-hoa-nguy-co-nhoi-mau-co-tim-xo-vua-dong-mach-o-muc-bao-dong-20220123150652414.chnTiếp theo
4 thói quen ăn sáng dành cho người muốn mạch máu luôn sạch, nội tạng không bị bám mỡ